Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Cần Kê Khai và Đóng Theo Quy Định Mới Nhất

Thuế doanh nghiệp
Các Loại Thuế Doanh Nghiệp Cần Kê Khai và Đóng Theo Quy Định Mới Nhất

Thuế doanh nghiệp là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước, đóng góp vào việc phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an sinh xã hội. Đây cũng là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp đối với đất nước. Trong bài viết này, The Smile sẽ cung cấp cho bạn những thông tin tổng quan về các loại thuế doanh nghiệp cần nộp.

1. Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp

Các doanh nghiệp kinh doanh có nghĩa vụ phải nộp thuế cho nhà nước. Một vài loại thuế phổ biến mà doanh nghiệp phải nộp như: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng,.. 

1.1 Thuế môn bài (Lệ phí môn bài)

Lệ phí môn bài là số tiền phải đóng hàng năm của doanh nghiệp, bắt đầu từ ngày hoạt động sản xuất và kinh doanh. Khoản phí này được tính dựa trên số vốn điều lệ được ghi nhận trên giấy chứng nhận hoặc giấy chứng nhận thành lập của doanh nghiệp, hoặc có thể dựa trên doanh thu (đối với các hộ kinh doanh và cá nhân).

Cách tính thuế doanh nghiệp này được xác định như sau:

  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư lớn hơn 10 tỷ đồng phải nộp 3.000.000 đồng/năm.
  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 5 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng phải nộp 2.000.000 đồng/năm.
  • Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 2 tỷ đồng đến nhỏ hơn 5 tỷ đồng phải nộp 1.500.000 đồng/năm.
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp hoặc tổ chức kinh tế khác có vốn đầu tư nhỏ hơn 2 tỷ phải nộp 1.000.000 đồng/năm.
Thuế doanh nghiệp

Thuế môn bài là 1 trong những loại thuế bắt buộc

1.2 Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)

Thuế giá trị gia tăng là loại thuế doanh nghiệp được áp dụng trên giá trị của hàng hóa và dịch vụ trong quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Thuế GTGT được thu từ người mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ và sau đó được chuyển cho nhà nước.

Mức thuế suất GTGT 5% áp dụng với các đối tượng sau đây:

  • Dịch vụ nước sạch
  • Quặng để sản xuất phân bón, chất kích thích tăng trưởng cây trồng, vật nuôi,..
  • Dịch vụ nạo vét kênh, mương mán, ao hồ,..
  • Sản phẩm của chăn nuôi và trồng trọt, hoặc thủy sản chưa qua chế biến,…
  • Mủ cao su, nhựa thông sơ chế, lưới, dây giềng và sợi lưới đánh bắt cá
  • Thực phẩm tươi sống hoặc lâm sản chưa qua chế biến, ngoại trừ gỗ, măng và các sản phẩm được quy định tại Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 
  • Đường và các phụ phẩm trong sản xuất đường, bao gồm rỉ đường, bã mía và bã bùn
  • Sản phẩm làm bằng đay, tre, nứa, lá, rơm, cói, vỏ/sọ dừa và các sản phẩm thủ công khác sản xuất bằng nguyên liệu từ nông nghiệp; bông sơ chế; giấy in báo
  • Sản phẩm hóa dược, dược liệu thiết bị, dụng cụ y tế; bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu
  • Giáo cụ dùng trong các hoạt động giảng dạy và học tập
  • Hoạt động văn hóa hoặc triển lãm, thể dục, thể thao; biểu diễn nghệ thuật; sản xuất phim; nhập khẩu, phát hành và chiếu phim;
  • Đồ chơi cho trẻ nhỏ, sách các loại
  • Các dịch vụ khoa học, công nghệ được quy định tại Luật khoa học và công nghệ năm 2013
  • Bán hoặc cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội dựa theo quy định của Luật nhà ở năm 2014.

Mức thuế suất 10% được áp dụng đối với: các loại hàng hóa hoặc dịch vụ không thuộc đối tượng hàng hóa nêu trên và các hàng hóa có mức thuế suất 0%.

Thuế doanh nghiệp

Thuế giá trị gia tăng

1.3 Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là loại thuế được tính dựa trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp và trừ đi những khoản chi phí hợp lý khác theo quy định của Luật thuế TNDN. Các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa hay dịch vụ đều có nghĩa vụ phải nộp thuế TNDN khi phát sinh thu nhập.

  • Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ
  • Thu nhập khác, bao gồm:
  • Chuyển nhượng vốn và quyền góp vốn
  • Chuyển nhượng bất động sản, dự án đầu tư, quyền tham gia đầu tư,..
  • Quyền sử dụng tài sản, quyền sở hữu tài sản, kể cả thu nhập từ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật
  • Chuyển nhượng, cho thuê hoặc thanh lý tài sản
  • Gửi lãi hoặc cho vay vốn, bán ngoại tệ; khoản thu từ nợ khó đòi đã xóa nay đòi lại được
  • Khoản thu từ nợ phải trả, không xác định được chủ
  • Khoản thu nhập từ hoạt động kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót và các khoản thu nhập khác, kể cả thu nhập từ việc sản xuất, kinh doanh ở nước ngoài.

Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như sau:

  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2023 là 20% 
  • Thuế suất thuế TNDN đối với việc thăm dò, khai thác dầu, khí, tài nguyên hiếm tại Việt Nam là 32% – 50% tuỳ từng dự án và cơ sở kinh doanh.

Thuế thu nhập doanh nghiệp

1.4 Thuế thu nhập cá nhân

Thuế TNCN là một loại thuế mà doanh nghiệp phải đóng thay cho người lao động. Thuế này được tính hàng tháng và có thể được kê khai theo tháng hoặc quý. Tổng số thuế TNCN được tính trong năm và sau đó quyết toán vào cuối năm.

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập cá nhân tính thuế thu nhập cá nhân * Thuế suất

Ngoài ra, có các khoản giảm trừ thuế thu nhập cá nhân, bao gồm:

– Giảm trừ gia cảnh: 

Với bản thân: 11.000.000 đồng/người trên 1 tháng.

Với người phụ thuộc: 4.400.000 đồng/người trên 1 tháng.

– Các khoản bảo hiểm bắt buộc như: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nghề nghiệp (một số lĩnh vực đặc biệt).

Thuế thu nhập cá nhân là khoản thuế mà doanh nghiệp nộp giúp cho người lao động

2. Một số loại thuế khác dựa theo đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp sau khi thành lập sẽ được cấp mã số thuế, nhằm phục vụ cho việc nộp thuế doanh nghiệp. Tùy vào quy mô, lĩnh vực hoạt động, doanh nghiệp sẽ có mức thuế khác nhau. 

Ngoài các loại thuế bắt buộc, doanh nghiệp phải nộp các loại thuế doanh nghiệp khác như: Thuế tài nguyên, thuế xuất/ nhập khẩu,… tùy theo quy mô và loại hình kinh doanh.

Thuế tài nguyên dành cho các doanh nghiệp sử dụng và khai thác tài nguyên thiên nhiên. Công thức tính thuế tài nguyên nộp trong kỳ:

Thuế tài nguyên = Sản lượng tài nguyên tính thuế * Giá tính thuế (đơn vị tài nguyên) * Thuế suất tài nguyên.

Thuế xuất/nhập khẩu là loại thuế dành cho các tổ chức tham gia vào hoạt động kinh doanh và xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập đặc biệt. 

Thuế xuất/nhập khẩu = Số lượng mặt hàng thực tế xuất/nhập khẩu * Trị giá của từng mặt hàng * Mức thuế suất.

Thuế doanh nghiệp

Các loại thuế doanh nghiệp cần nộp

3. Nộp thuế doanh nghiệp ở đâu?

Ngày nay, việc khai báo thuế doanh nghiệp và nộp thuế trở lên thuận tiện và dễ dàng, các doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong những hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước Việt Nam.
  • Nộp tại cơ quan quản lý thuế.
  • Nộp cho các tổ chức tín dụng hoặc ngân hàng thương mại.
  • Nộp theo phương thức giao dịch điện tử (thông qua chữ ký số).

Hiện nay, phương thức giao dịch điện tử (thông qua chữ ký số) đang dần trở nên phổ biến. Phương thức này là một bước tiến quan trọng trong quá trình chuyển đổi số trong quy trình làm việc, giúp các doanh nghiệp nộp thuế dễ dàng, nhanh chóng, tránh xảy ra các rủi ro.

Thuế doanh nghiệp

Các doanh nghiệp có thể nộp thuế trực tiếp tại tổng cục thuế

Trên đây, The Smile đã cung cấp cho bạn các thông tin cơ bản về thuế doanh nghiệp. Hy vọng thông qua bài viết này, doanh nghiệp đã có cái nhìn tổng quan về các loại thuế cần nộp. Nếu bạn đang có ý định Đăng Ký Kinh Doanh Hộ Cá Thể hoặc đang tìm kiếm Dịch vụ thành lập doanh nghiệpDịch vụ kế toán trọn gói, hãy liên hệ ngay The Smile để được tư vấn nhé!

>>>>Xem thêm: Báo cáo thuế gồm những gì?

>>>>Xem thêm: Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp Là Bao Nhiêu? Cập Nhật cách tính mới nhất

>>>>Xem thêm: Hướng dẫn lập giấy nộp tiền thuế môn bài | Mẫu tờ khai 2023

 

Công ty dịch vụ kế toán Thesmile

Các dịch vụ tại The Smile:

  • Kế toán trọn gói.
  • Thành lập doanh nghiệp.
  • Rà soát sổ sách Kế toán.
  • Lao động – BHXH.

Chúng tôi cung cấp Giải pháp Kế toán – Thuế toàn diện, kiểm soát rủi ro để doanh nghiệp an tâm tăng trưởng. Liên hệ The Smile ngay!

Email: admin@thesmile.vn

Điện thoại: 1900 8888 72

Zalo: 0918 020 040

Văn phòng 1:

LP-03.16 toà Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Bình Thạnh, TP.HCM

Văn phòng 2:

27 (R4-83) Hưng Gia 1, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM

Văn phòng 3:

106/19B Lưu Chí Hiếu, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM

Đăng ký tư vấn dịch vụ

Kiểm duyệt nội dung

Lê Thị Lực
Lê Thị Lực

Chị Lê Thị Lực là chuyên gia tài chính và kế toán có hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán thuế, hiện đang đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng Kế toán và kiểm soát nội bộ của Công ty The Smile. Với nghiệp vụ vững chắc trong lĩnh vực kế toán thuế, chị Lực đã tư vấn và thực hiện nghiệp vụ kế toán cho rất nhiều doanh nghiệp.

Linked-in
Bài viết này hữu ích cho bạn chứ? Hãy để lại đánh giá bạn nhé.
0
0 đánh giá
  • Chọn đánh giá