Bộ phận kế toán doanh nghiệp chắc hẳn đã quá quen thuộc với hoạt động báo cáo thuế. Bài viết sẽ cho bạn thêm thông tin để hoàn thành tốt công việc này.
Báo báo thuế rất quan trọng trong doanh nghiệp.
1. Tìm hiểu về “Báo cáo thuế” là gì?
Báo cáo thuế (BCT) là tài liệu đăng ký và ghi chép chi tiết về các khoản thuế mà doanh nghiệp phải đóng. Đây là một công cụ quan trọng để ghi nhận và nộp các loại thuế như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế môi trường, thuế tiêu thụ đặc biệt, các loại thuế khác. Việc thực hiện báo cáo đúng thời hạn và chính xác là cực kỳ quan trọng để tránh các khoản phạt về việc nộp thuế trễ hoặc nộp thuế không đúng.
BCT không chỉ là cầu nối giữa cơ quan quản lý thuế và doanh nghiệp mà còn giúp cơ quan quản lý thuế nắm bắt được tình hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp. Việc làm báo cáo này là rất quan trọng, đòi hỏi tuân thủ đúng thời hạn nộp báo cáo và đảm bảo tính chính xác và chi tiết của thông tin trong báo cáo.
BCT đăng ký và ghi chép chi tiết về các khoản thuế mà doanh nghiệp phải đóng.
2. Những bước làm báo cáo thuế
Sau đây là những bước hướng dẫn cách làm báo cáo thuế.
2.1. Xác định các khoản thuế cần nộp
Xác định và tính toán khoản thuế phải nộp theo quy định của pháp luật, đồng thời lưu ý ghi chép chi tiết.
Đầu tiên cần phải xác định các khoản thuế mình cần nộp là gì?
2.2. Thu thập những thông tin cần thiết
Tiếp theo, doanh nghiệp cần thu thập các thông tin cần thiết để làm BCT sau khi xác định các khoản thuế. Các thông tin này bao gồm chứng từ như hóa đơn, biên bản giao nhận hàng hóa, biên bản kiểm kê, bảng lương, báo cáo tài chính và các tài liệu khác.
Chuẩn bị các thông tin, giấy tờ cần thiết để nộp BCT.
2.3. Tiến hành làm
Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin cần thiết, thì doanh nghiệp tiến hành lập báo cáo. Để đảm bảo tính chính xác cao, báo cáo phải tuân thủ quy định của pháp luật. Việc này đảm bảo rằng doanh nghiệp tránh bị phạt hoặc gặp rủi ro khác.
- Bước 1: Chuẩn bị những chứng từ liên quan
Doanh nghiệp cần có đầy đủ các chứng từ liên quan để chuẩn bị cho báo cáo, kiểm tra thuế. Đây gồm có hóa đơn, chứng từ chi, chứng từ thu, biên bản kiểm kê, bảng kê hàng hóa, sổ sách kế toán, những tài liệu khác. Những chứng từ này sẽ được sử dụng để tính toán số tiền cần phải nộp thuế.
- Bước 2: Tính toán số tiền cần phải nộp thuế
Sau khi đã thu thập đầy đủ chứng từ, doanh nghiệp tiến hành tính toán số tiền phải nộp thuế. Việc này phải tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định liên quan.
- Bước 3: Lập báo cáo
Doanh nghiệp sẽ lập báo cáo theo mẫu báo cáo thuế của cơ quan thuế. Trong báo cáo này thì doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ thông tin về số tiền phải nộp thuế, các khoản thuế đã nộp trong kỳ, các khoản thuế chưa nộp, lý do chưa nộp thuế, số tiền phải hoàn thu, những thông tin khác liên quan đến thuế.
Cuối cùng, sau khi đã hoàn tất việc lập báo cáo, doanh nghiệp sẽ nộp báo cáo này cùng với các chứng từ liên quan đến cơ quan thuế. Quan trọng đó là tuân thủ thời hạn nộp báo cáo thuế để tránh bị phạt và những rủi ro phát sinh khác.
Doanh nghiệp lập BCT theo mẫu của cơ quan thuế.
3. Những loại báo cáo thuế cần phải nộp theo tháng, quý
Doanh nghiệp cần thực hiện các bước chuẩn bị và kê khai thuế theo từng loại. Dưới đây là một số loại báo cáo phổ biến mà doanh nghiệp cần nộp:
3.1. Báo cáo thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định phương pháp kê khai thuế GTGT, có thể là phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp. Sau đó, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ phù hợp cho phương pháp kê khai đã chọn. Dưới đây là hai cách giúp doanh nghiệp chọn phương pháp kê khai thuế GTGT phù hợp.
- Cách 1: Kê khai theo tháng hoặc quý
Doanh nghiệp mới thành lập thường kê khai thuế GTGT theo quý, làm báo cáo thuế theo quý.
Đối với doanh nghiệp hoạt động và có doanh thu thì có hai trường hợp:
Nếu doanh thu liền kề năm trước thấp hơn 50 tỷ, doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý.
Nếu doanh thu liền kề năm trước lớn hơn 50 tỷ, doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng.
- Cách 2: Kê khai theo phương pháp khấu trừ hoặc trực tiếp
Doanh nghiệp hoạt động và có doanh thu lớn hơn 1 tỷ và đăng ký tự nguyện thì kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Doanh nghiệp hoạt động và có doanh thu nhỏ hơn 1 tỷ thì kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
BCT GTGT theo tháng, quý, theo phương pháp khấu trừ hoặc trực tiếp.
3.2. Báo cáo thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
BCT thu nhập cá nhân của doanh nghiệp được kê khai theo hình thức kê khai thuế GTGT. Nếu kê khai thuế GTGT theo quý, doanh nghiệp cũng kê khai thuế TNCN theo quý.
Doanh nghiệp có thể kê khai thuế TNCN theo tháng nếu số thuế TNCN hàng tháng nộp cho cơ quan quản lý thuế vượt quá 50 triệu đồng/tháng. Trường hợp số thuế TNCN hàng tháng thấp hơn 50 triệu đồng, doanh nghiệp bắt buộc kê khai thuế theo quý.
Báo cáo thuế thu nhập cá nhân của doanh nghiệp được kê khai theo hình thức kê khai của thuế GTGT.
3.3. Báo cáo thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
BCT thu nhập doanh nghiệp thường được kê khai theo quý. Để làm báo cáo này, doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ các loại chứng từ liên quan trong năm. Số thuế TNDN phát sinh phải được nộp chậm nhất vào ngày 30 của quý tiếp theo.
BCT thu nhập doanh nghiệp được kê khai theo quý.
3.4. Báo cáo sử dụng hóa đơn
Báo cáo sử dụng hóa đơn của một công ty hoặc tổ chức thường được kê khai theo quý. Theo quy định, hầu hết doanh nghiệp cần nộp báo cáo sử dụng hóa đơn theo quý. Một số điểm lưu ý khi nộp báo cáo sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp là:
- Tất cả các doanh nghiệp đang hoạt động, bao gồm cả những doanh nghiệp mới thành lập, đều cần nộp báo cáo sử dụng hóa đơn.
- Nếu trong kỳ có phát sinh hóa đơn cần sử dụng, doanh nghiệp cần báo cáo việc sử dụng hóa đơn đó.
- Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa có thông báo phát hành hóa đơn, không cần báo cáo sử dụng hóa đơn.
BCT nếu nắm vững kiến thức sẽ rất dễ thực hiện.
Mong rằng bài viết trên đã giúp quý khách hàng hiểu rõ về BCT và quy trình lập báo cáo thuế. Tuy nhiên, việc đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy định về thuế có thể là một thách thức đối với nhiều doanh nghiệp.
Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc hoặc khó khăn nào liên quan đến BCT, hãy liên hệ ngay với The Smile – Đội ngũ chuyên gia tư vấn về kế toán và thuế. Các chuyên gia tại The Smile sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi và cung cấp sự hỗ trợ chuyên môn để đảm bảo rằng doanh nghiệp của bạn tuân thủ đúng quy định thuế và giảm thiểu rủi ro pháp lý.
Các dịch vụ tại The Smile:
- Kế toán trọn gói.
- Thành lập doanh nghiệp.
- Rà soát sổ sách Kế toán.
- Lao động – BHXH.
Chúng tôi cung cấp Giải pháp Kế toán – Thuế toàn diện, kiểm soát rủi ro để doanh nghiệp an tâm tăng trưởng. Liên hệ The Smile ngay!
Email: admin@thesmile.vn
Điện thoại: 1900 8888 72
Văn phòng 1:
LP-03.16 toà Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Bình Thạnh, TP.HCM
Văn phòng 2:
27 (R4-83) Hưng Gia 1, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
Văn phòng 3:
106/19B Lưu Chí Hiếu, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM