Kê khai thuế bán hàng online như thế nào? là băn khoăn của không ít người bán hàng trên nền tảng trực tuyến. Vì bán hàng online ngày càng trở thành một hình thức kinh doanh phổ biến, mang lại nhiều lợi ích và thuận lợi cho người kinh doanh. Hãy cùng The Smile tìm hiểu chi tiết cách tính và kê khai thuế online nhé!
1. Bán hàng online có cần phải đóng thuế không?
Bán hàng online có phải nộp thuế không là câu hỏi rất nhiều người đặt ra khi có ý định kinh doanh trực tuyến. Bán hàng online phải tuân theo quy định thuế và tùy thuộc vào hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Cá nhân kinh doanh bán hàng online không có cửa hàng và không đăng ký kinh doanh chỉ cần đăng ký Mã số thuế để thực hiện đóng thuế bán hàng online.
- Trường hợp 2: Hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp bán hàng online có cửa hàng, đã đăng ký kinh doanh, phải nộp thuế bán hàng online theo từng loại hình kinh doanh.
Tóm lại, việc nộp thuế và kê khai thuế bán hàng online là yêu cầu bắt buộc khi tham gia bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, mức độ nộp thuế sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, loại hình kinh doanh và doanh thu đạt được.
2. Kê khai thuế bán hàng online theo hình thức hộ kinh doanh
Sau đây là những loại thuế hộ kinh doanh cần phải thực hiện kê khai thuế bán hàng online và nộp đầy đủ theo quy định pháp luật:
2.1.Lệ phí môn bài
Người kinh doanh trực tuyến sẽ phải đóng lệ phí môn bài định kỳ dựa trên doanh thu hàng năm. Cụ thể, những người bán hàng online có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở lên sẽ chịu lệ phí môn bài. Thông tin chi tiết về mức lệ phí môn bài như sau:
- Doanh thu trên 500 triệu đồng/năm: 1.000.000 đồng/năm
- Doanh thu từ 300 đến 500 triệu đồng/năm: 500.000 đồng/năm
- Doanh thu từ 100 đến 300 triệu đồng/năm: 300.000 đồng/năm
Lưu ý rằng, cửa hàng bán hàng online sẽ được miễn lệ phí môn bài trong những trường hợp sau:
- Trong năm đầu thành lập.
- Có doanh thu năm nhỏ hơn 100 triệu đồng.
>>>>>Xem thêm: Thuế môn bài là gì?
2.2.Thuế TNCN và thuế GTGT
Nếu bạn đăng ký kinh doanh hộ cá thể và bán hàng online với doanh thu trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng/năm trở xuống sẽ được miễn nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng. Tuy nhiên, nếu doanh thu tính trong năm dương lịch vượt quá 100 triệu đồng, hộ kinh doanh sẽ phải kê khai thuế bán hàng online và chịu thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng.
Quy trình tính toán thuế như sau:
Số thuế thu nhập cá nhân = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân
Số thuế giá trị gia tăng = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng
Trong đó:
- Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5% và thuế giá trị gia tăng là 1% (do bán hàng online thuộc hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa).
- Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng bao gồm toàn bộ tiền bán hàng, tiền công, tiền hoa hồng và tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ.
- Trong trường hợp người bán hàng không xác định được doanh thu tính thuế, cơ quan thuế sẽ quyết định số thuế phải nộp.
3. Kê khai và nộp thuế bán hàng online theo hình thức doanh nghiệp
Dưới đây là cách kê khai thuế bán hàng online theo hình thức doanh nghiệp và cách tính thuế bán hàng online:
3.1. Lệ phí môn bài
Mức lệ phí môn bài khi kinh doanh online theo hình thức doanh nghiệp sẽ được xác định dựa trên vốn điều lệ của doanh nghiệp. Thông tin chi tiết như sau:
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 đồng/năm
- Doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 đồng/năm
- Đơn vị phụ thuộc và các tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 đồng/năm
Lưu ý rằng, doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập.
3.2. Thuế thu nhập cá nhân
Doanh nghiệp trả lương cho người lao động và thu nhập tính thuế của họ lớn hơn 0 thì doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế TNCN thay cho người lao động.
Tùy thuộc người lao động là cá nhân cư trú hay cá nhân không cư trú mà sẽ có cách tính thuế thu nhập cá nhân tương ứng.
- Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động thuộc cá nhân lưu trú:
- Trường hợp có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên:
Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập – Các khoản được miễn thuế – Các khoản giảm trừ
Thuế suất: Tùy vào thu nhập chịu thuế/năm hoặc thu nhập chịu thuế/tháng ở mức bao nhiêu thì sẽ có mức thuế suất tương ứng.
- Trường hợp có hợp đồng lao động dưới 3 tháng hoặc không ký hợp đồng lao động:
Đối với doanh nghiệp trả tiền công cho người lao động có hợp đồng dưới 3 tháng hoặc không có hợp đồng với thu nhập từ 2.000.000 đồng/lần phải khấu trừ thuế theo mức 10%.
- Cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với người lao động không thuộc cá nhân cư trú:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 20% thuế suất
3.3. Thuế giá trị gia tăng
- Nếu doanh nghiệp có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên thì kê khai thuế bán hàng online và nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Thuế giá trị gia tăng = Thuế giá trị gia tăng đầu ra – Thuế giá trị gia tăng đầu vào
- Doanh thu hàng năm của doanh nghiệp dưới 1 tỷ đồng thì thực hiện nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp.
Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Giá trị của hàng hóa bán ra x Thuế suất thuế giá trị gia tăng
Lưu ý:
- Thuế suất thuế giá trị gia tăng là 1% (do bán hàng online thuộc hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa.
- Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm dưới 1 tỷ đồng tự nguyện đăng ký thuế bán hàng online áp dụng phương pháp khấu trừ thì nộp thuế theo phương pháp này.
3.4. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế mà người bán hàng online phải nộp dựa trên lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi đã trừ các khoản chi phí.
Thuế thu nhập doanh nghiệp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có))x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Trong đó:
-
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (còn gọi là thuế suất thông thường): 20%
- Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – (Thu nhập miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển)
- Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi phí + Các khoản thu nhập khác
Trường hợp doanh nghiệp bán hàng online trên website của mình hoặc trên các sàn TMĐT vẫn phải tự thực hiện các thủ tục kê khai thuế bán hàng online và nộp thuế.
4. Mức phạt chậm nộp thuế bán hàng online
Khi kinh doanh bán hàng, dù là tại cửa hàng hay online đều phải kê khai thuế bán hàng online và nộp thuế đúng theo quy định pháp luật. Trong trường hợp chậm nộp, có các mức phạt cụ thể như sau:
- Từ 1 – 5 ngày: Phạt cảnh cáo
- Từ 1 – 30 ngày: 2.000.000 đồng – 5.000.000 đồng
- Từ 31 – 60 ngày: 5.000.000 đồng – 8.000.000 đồng
- Từ 61 – 90 ngày: 8.000.000 đồng – 15.000.000 đồng
- Trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn hồ sơ: 15.000.000 đồng – 25.000.000 đồng
- Đối với cá nhân kinh doanh chậm khai báo thuế bán hàng online, mức phạt sẽ bằng 1/2 mức phạt nêu trên.
Bán hàng online là hình thức kinh doanh mang lại nhiều lợi nhuận, nhưng cũng cần tuân thủ các quy định về thuế. Việc kê khai thuế bán hàng online đầy đủ và đúng hạn là nghĩa vụ của mỗi người kinh doanh, góp phần xây dựng một xã hội công bằng, văn minh. Nếu doanh nghiệp cần tư vấn Dịch vụ thành lập doanh nghiệp và Dịch vụ kế toán trọn gói, hãy liên hệ The Smile để được hỗ trợ nhé!
>>>>Xem thêm: Báo cáo thuế gồm những gì?
>>>>Xem thêm: Thuế phải nộp khi Kinh doanh Online: cách đăng ký kê khai
>>>>Xem thêm: Bán hàng Tiktok Shop có phải nộp thuế? Hướng dẫn đăng ký MST và cách đóng thuế
Các dịch vụ tại The Smile:
Kế toán trọn gói.
Thành lập doanh nghiệp.
Rà soát sổ sách Kế toán.
Lao động – BHXH.
Chúng tôi cung cấp Giải pháp Kế toán – Thuế toàn diện, kiểm soát rủi ro để doanh nghiệp an tâm tăng trưởng. Liên hệ The Smile ngay!
Email: admin@thesmile.vn
Điện thoại: 1900 8888 72
Zalo: 0918 020 040
Văn phòng 1:
LP-03.16 toà Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Bình Thạnh, TP.HCM
Văn phòng 2:
27 (R4-83) Hưng Gia 1, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
Văn phòng 3:
106/19B Lưu Chí Hiếu, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM