Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tại Việt Nam trong nhiều năm gần đây đang tăng trưởng mạnh. Bởi Việt Nam có tình hình chính trị ổn định, đáp ứng được lượng nhân công lớn với giá thành cạnh tranh mà ngày càng có nhiều quốc gia muốn đầu tư vốn vào Việt Nam hơn. Trong bài viết dưới đây, The Smile sẽ giúp các bạn nắm được quốc gia nào có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) trong các năm gần đây.
Tóm tắt ý chính:
- Các nước tiêu biểu có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam nhiều nhất qua các năm gồm có Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Quần đảo Virgin (BVI), Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia và Thái Lan.
- Tổng vốn đầu tư nước ngoài năm 2023 đạt 28,85 tỷ USD tính đến thời điểm 20/11/2023, Việt Nam vẫn luôn có các kế hoạch giúp tăng trưởng và thu hút đầu tư mới.
- Nhà nước đã và đang có nhiều chính sách thu hút đầu tư giúp kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài về Việt Nam, tuy nhiên để duy trì việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài về Việt Nam, đẩy mạnh đầu tư thì cần có một số chiến lược nhất định.
Top 10 quốc gia có nguồn vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam (FDI)
Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam nhiều nhất qua các năm tập trung ở 10 quốc gia tiêu biểu, phải kể đến Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Quần đảo Virgin (BVI), Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hồng Kông, Malaysia và Thái Lan.
Có thể nói, trong năm nay tổng vốn đầu tư của các nước vào Việt Nam tăng mạnh. Nước ngoài thực hiện đầu tư FDI về Việt Nam, giúp kinh tế trong nước dần phục hồi. Tổng vốn đầu tư nước ngoài năm 2023 đạt 28,85 tỷ USD tính đến thời điểm 20/11/2023. Việt nam cũng đang lên kế hoạch tăng khối lượng đầu tư vào các ngành trọng điểm thông qua các định hướng thu hút đầu tư mới.
Top 10 quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam (FDI)
Singapore
Được biết, Singapore có tới 1.643 dự án có vốn đầu tư vào Việt Nam tính tới hết năm 2017. Theo đó, tổng số vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đạt gần 38 tỷ USD.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, Singapore tiếp tục dẫn đầu với tổng số vốn đầu tư về các dự án Việt Nam lên đến hơn 3,98 tỷ USD, chiếm tới 19,7% tổng số vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài về Việt Nam. Tuy nhiên lại giảm đi 15,2% so với tháng 09/2022.
Nhật Bản
Tổng số dự án mà Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam là 3,117 với tổng cốn đầu tư tăng 39,8 tỷ USD. Theo đó, có khá nhiều ông lớn của Nhật Bản đã có hoạt động tại Việt Nam như: Toyota, Honda,…giúp kinh tế Việt Nam phát triển tốt hơn. Nhật Bản cũng đầu tư phương tiện hoạt động để gia tăng quy trình sản xuất.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, tổng số vốn đầu tư trực tiếp của Nhật Bản về Việt Nam tăng vọt lên 50% so với cùng kỳ năm 2022, đạt khoản 2,9 tỷ USD.
Hàn Quốc
Lượng vốn đầu tư trực tiếp từ Hàn Quốc vào Việt Nam trong những năm gần đây lên tới 48,6 tỷ USD, với tổng số dự án là 5,364. Trong 7 tháng đầu năm 2023, vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của Hàn Quốc về Việt Nam có vẻ chững lại do tác động từ xung đột giữa Nga và Ukraine.
Đài Loan
Trên tổng số 144 nước có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài về Việt Nam thì Đài Loan nằm ở top 4 tính từ ngày 20/09/2023, với tổng số dự án lên tới 3.052 tương đương với số vốn lên tới 37,9 tỷ USD. Trong đó, tổng số vốn đầu tư tập trung mạnh vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm hơn 90%).
Quần đảo Virgin (BVI)
Tính tới thời điểm hiện tại thì quần đảo Virgin còn tận 654 dự án vẫn còn hiệu lực. Quốc gia này có số vốn đầu tư nước ngoài đạt gần 20 tỷ USD. Một số công ty phải kể đến là: Công ty TNHH Trung tâm thương mại Vinacapital, Công ty TNHH CJ CGV Việt Nam, Công ty TNHH Worldon Việt Nam,..đều là những dự án có tầm cỡ mà BVI tăng cường đầu tư.
Hoa Kỳ
Trong nhiều năm trở lại đây, Hoa Kỳ là quốc gia có tổng số vốn đầu tư cao, lên tới 10,9 tỷ USD và mở rộng hơn nữa ở nhiều lĩnh vực tại Việt Nam. Những doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp giúp kinh tế Việt Nam đi lên phải kể đến là General Electric, Microsoft, Coca-Cola, AIG…
Trong suốt 10 tháng năm 2023, các nhà đầu tư Hoa Kỳ đã rót vốn trực tiếp về Việt nam lên tới 513 triệu USD. Trong đó có 96 dự án cấp mới cùng 22 dự án điều chỉnh vốn đầu tư tăng cao hơn.
Trung Quốc
Trung Quốc đã đầu tư vào Việt Nam 10,7 tỷ USD với 1.445 dự án vẫn đang hoạt động (tính đến hết năm 2017. Đây là nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đa dạng nhất, rải đều ở các lĩnh vực như: tài chính và hạ tầng cơ sở giao thông, bất động sản,…Trung Quốc cũng lựa chọn hình thức đầu tư 100% trực tiếp với các hợp đồng BOT, BT, BTO…
Năm 2023, Trung Quốc tiếp tục đầu tư vào thị trường kinh tế ở Việt Nam với số vốn khủng, tính đến nay đã lên tới 4.032 dự án với tổng số vốn trên 26 tỷ USD. Đứng top 6 trong số 144 quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài về Việt Nam.
Hồng Kông
Tính đến hết năm 2017 thì tổng số vốn đầu tư của Hồng Kông về Việt Nam là khoảng 16,6 tỷ USD với số dự án 1.043. Hải Dương là nước có số vốn đầu tư từ Hồng Kông cao nhất.
Đến năm 2023, Hồng Kông tiếp tục là nước có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài về Việt Nam với 2.164 dự án, tổng số vốn đầu tư đạt gần 29,5 tỷ USD. Cũng trong năm nay, Việt Nam và Hồng Kông đã hợp tác cùng đẩy mạnh các lĩnh vực như: chế tạo, chế biến, công nghiệp,… Song Song với đó còn thúc đẩy phát triển mạnh về các lĩnh vực thương mại đầu tư và phát triển dịch vụ.
Malaysia
Malaysia được đánh giá là quốc gia có vốn đầu tư lớn về Việt Nam. Malaysia vẫn còn 547 dự án còn hiệu lực cùng tổng số vốn đầu tư đạt 13,9 tỷ USD. Tuy số vốn và số dự án thua Singapore nhưng hiệu quả đạt được lại vượt mong đợi.
Tính đến hết quý 1 năm 2023, Malaysia đã đầu tư vào TP.HCM gần 5 tỷ USD, với 329 dự án còn hiệu lực. Malaysia đứng top 6 trong số 116 quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp vào TP.HCM.
Hiện Việt Nam và Malaysia cũng đã ký nhiều hiệp định mới như: Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) và Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA). Khẳng định sự hợp tác mạnh mẽ và bền vững 50 năm của 2 quốc gia.
Thái Lan
Thái Lan là nước tích cực đầu tư và đã đạt 9 tỷ USD số vốn đầu tư cho doanh nghiệp trong nước Việt Nam, trong đó có tổng 459 dự án đầu tư vào Việt Nam đến hết năm 2017.
Tính đến năm 2023, Việt Nam và Thái Lan mở rộng giao thương, là quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài về Việt Nam với số vốn có giá trị gia tăng lên tới 12 tỷ USD và 639 dự án đầu tư vẫn còn hiệu lực. Hai nước cũng đã đặt mục tiêu đến năm 2025 nâng được kim ngạch thương mại hai chiều lên mức 25 tỷ USD.
Xu hướng chung của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam
Trong nhiều năm sau này, Việt Nam đã đạt thành tích trở thành điểm thu hút vốn FDI thành công nhờ vào lợi thế về môi trường cùng nền chính trị ổn định. Thêm vào đó là chi phí lao động cạnh tranh cao so với các quốc gia khác, vị trí địa lý thuận lợi, chính sách thương mại mở cửa giúp thu hút nhiều chủ đầu tư trực tiếp từ nước ngoài hơn trước. Doanh nghiệp trong nước hoạt động năng suất hơn, cải thiện môi trường đầu tư tốt hơn, giúp tình hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam được cải thiện.
Xu hướng chung của FDI vào Việt Nam
Sự gia tăng liên tục của lượng FDI
Tính từ đầu năm 2023 tới nay, Việt Nam thu hút đầu tư FDI tốt, tổng vốn đầu tư tăng 31,15 tỷ USD và tăng liên tục, khoản đầu tư tăng 8,9% so với năm 2022 (Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Trong đó, số vốn giải ngân từ FDI lên tới 20,08 tỷ USD, tăng 7,8% so với năm ngoái.
Những nguyên nhân chính khiến cho Việt nam thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khoảng vốn gia tăng liên tục phải kể đến là:
Tiềm năng phát triển kinh tế xã hội và cạnh tranh của Việt Nam về vốn đầu tư đăng ký so với các nước ngày càng mạnh: Nhờ ưu điểm về lượng nhân công, mức phí rẻ, cơ sở hạ tầng đổi mới khiến cho kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, thu hút được nguồn vốn từ nước ngoài tốt hơn.
Nhiều chính sách thu hút khoản vốn đầu tư trực tiếp FDI hấp dẫn từ chính phủ: Trong năm 2023, chính phủ đã đề ra nhiều chính sách có lợi cho nhà đầu tư nước ngoài, đi kèm theo nhiều ưu đãi hấp dẫn giúp thúc đẩy đầu tư tốt hơn.
Các hiệp định thương mại tự do phát triển mạnh: Việt Nam cũng đang hội nhập kinh tế quốc tế. Một số hiệp định thương mại mà Việt Nam trong quá trình hội nhập đã ký kết trong năm như CPTPP, EVFTA, RCEP,…đã giúp cho doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút dòng vốn FDI nhiều hơn.
Theo đó, trong tháng 12/2023, Vũng Tàu thu hút số vốn FDI lên tới 469 triệu USD, nghiễm nhiên trở thành tỉnh dẫn đầu. Theo sau là thành phố cảng Hải Phòng với số vốn là 425 triệu USD, trong đó TP.HCM lọt vào top 3 với số vốn hơn 400 triệu USD. Việt Nam cần tiếp tục điều chỉnh các chính sách, nhằm tăng vốn đầu tư đăng ký, thu hút các nhà đầu tư có tiềm năng đăng ký vào Việt Nam. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thông qua 2 ngành thương mại và công nghiệp Việt.
Sản xuất, bán lẻ, xây dựng là 3 lĩnh vực chính thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Trong tháng 01/2023, Việt Nam đã thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ở lĩnh vực sản xuất với số vốn lớn, theo đó, số vốn đăng ký bổ sung là 718 triệu USD và 53 dự án fdi mới. Tiếp theo sau đó là bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô và xe máy với số vốn 676 USD RC mới, tiếp đến là lĩnh vực xây dựng đứng thứ ba với tổng 3 dự án mới đạt 63 triệu USD vốn đăng ký bổ sung.
Tính tới tháng 12/2023, lĩnh vực sản xuất, chế biến của Việt Nam vẫn dẫn đầu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI với 1,8 tỷ USD. Tiếp theo sau đó là ngành bất động sản với số vốn lên tới 263 USD. Đối với các dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật tại Việt Nam cũng là nước nhận đầu tư với số vốn đầu tư đạt 262 USD.
Đánh giá về môi trường kinh doanh và chính sách hỗ trợ thúc đẩy đầu tư
Có thể nói, môi trường kinh doanh ở Việt Nam ngày càng chỉnh chu và có sự chuyên nghiệp. Bộ máy hoạt động doanh nghiệp trong nước còn khá hạn chế nhưng có phần hiện đại hơn, cắt bỏ được nhiều thủ tục rườm rà trong giấy tờ hồ sơ.
Thêm vào đó, chính sách ưu đãi đầu tư của Đảng và Nhà Nước cũng mở rộng. Nhà Nước cũng đã và đang thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội. Những chính sách nghị quyết số 43 cũng đã hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp, người dân và người lao động trong nước kịp thời, giúp thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam tốt hơn vào cuối năm 2023.
Hướng phát triển và đề xuất chính sách về việc kêu gọi vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong tương lai
Hướng phát triển và đề xuất chính sách về việc kêu gọi vốn đầu tư FDI vào Việt Nam trong tương lai
Mặc dù nhà nước đã và đang có nhiều chính sách thu hút đầu tư giúp kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài về Việt Nam, nhưng nhìn chung, để duy trì việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài về Việt Nam, đẩy mạnh đầu tư thì cần có một số chiến lược như sau:
- Cải thiện môi trường kinh doanh: Đối với những doanh nghiệp đang hoạt động đâu tư cần có quy định chính sách rõ ràng, cải cách thủ tục hành chính để giảm bớt rủi ro và chi phí cho doanh nghiệp. Nếu công ty không tự tin trong việc báo cáo thuế thì đừng lo, The Smile sẽ hỗ trợ các bạn về vấn đề đó.
- Liên tục đào tạo và phát triển nhân sự: Việc đào tạo và phát triển nhân sự sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao được chất lượng lao động, đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp hiện đại ngày nay. Thêm vào đó, nên phát triển các chương trình đào tạo chuyên sâu để nhân lực có thể làm việc tốt hơn ở những lĩnh vực mà doanh nghiệp cần.
- Phát triển cơ sở hạ tầng: Tiếp tục đầu tư vào phát triển hạ tầng vận tải, năng lượng, và viễn thông để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
- Có chính sách thuế và các ưu đãi có lợi: Tiếp tục các chính sách thuế và ưu đãi có lợi để thu hút nhà đầu tư FDI.
Nhiều doanh nghiệp hiện nay đang gặp phải nhiều trục trặc ở khâu báo cáo thuế doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân. Nắm bắt được điều này, The Smile đã cho ra đời dịch vụ báo cáo thuế nhằm hỗ trợ doanh nghiệp rút ngắn quy trình làm hồ sơ giấy tờ mà vẫn đảm bảo được kết quả tốt nhất.
The Smile – Cung cấp dịch vụ báo cáo thuế cho cá nhân và doanh nghiệp
Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã cung cấp dịch vụ và giải pháp cho hơn 1000+ doanh nghiệp (ký Hợp đồng dịch vụ trên 3 năm).
Thành lập doanh nghiệp FDI và khai báo thuế nhanh chóng, chính xác cùng The Smile
Được thành lập từ 06/07/2007, The Smile là đơn vị có trên 16 năm kinh nghiệm hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực Thành lập Doanh nghiệp, Kế toán – kê khai thuế, có đầy đủ 4 chứng chỉ hành nghề được Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế công nhận. Đội ngũ nhân viên tại The Smile đảm bảo được sự chuyên nghiệp trong quá trình hỗ trợ khách hàng, giúp khách hàng giải quyết các hồ sơ, thủ tục nhanh chóng.
Nếu bạn đang muốn thành lập công ty FDI có vốn đầu tư nước ngoài, vướng mắc về giấy tờ đăng ký hay tìm kiếm một đơn vị kế toán, khai báo thuế thì The Smile là điểm đến lý tưởng dành cho doanh nghiệp của bạn với dịch vụ thành lập doanh nghiệp nhanh chóng, chuyên nghiệp cùng dịch vụ kế toán trọn gói nhiều kinh nghiệm. Quý khách hàng sẽ được tư vấn từng bước với các đề mục, mức giá rõ ràng, minh bạch, giúp khách hàng cân nhắc kỹ lưỡng hơn.
Tại Smile – Chúng tôi hỗ trợ quý doanh nghiệp thành lập công ty FDI nhanh chóng, chuyên nghiệp
Để hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiêp nhanh chóng không phải mất thời gian tìm hiểu thủ tục và soạn hồ sơ đăng ký. Bạn có thể sử dụng dịch vụ thành lập công ty trọn gói của The Smile với chi phí hợp lý và thời gian có giấy phép nhanh trong 04 ngày.
>>> Xem thêm: Hồ Sơ Năng Lực và các giải thưởng của The Smile
Khách hàng đã thành công với The Smile
1. Khách hàng: Prosound Center Vietnam
Prosound Center Vietnam, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc và thiết bị âm thanh hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 3 năm hợp tác chặt chẽ với The Smile – công ty kế toán thuế uy tín, Prosound Center Vietnam đã trải qua những chặng đường thuế vụ phức tạp và luôn tin tưởng vào sự chuyên nghiệp và hiệu quả của đội ngũ The Smile.
2. Khách hàng: Powerland Vietnam
Powerland Vietnam, một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và thiết bị điện tử tại Việt Nam. Đã có một chặng đường đầy thách thức và thành công kéo dài đến 12 năm hợp tác đáng kể giữa Powerland Vietnam và The Smile – một đối tác kế toán đáng tin cậy.
3. Khách hàng: Appvity
Appvity, một doanh nghiệp đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ và ứng dụng tại Việt Nam. Trải qua 5 năm sử dụng dịch vụ kế toán của The Smile, Appvity đã xây dựng một mối quan hệ đồng hành đáng tin cậy và an tâm.
>>> Xem thêm: Khách hàng đã thành công cùng The Smile
Một số câu hỏi thường gặp
Hình thức thành lập tổ chức kinh tế là gì?
Hình thức thành lập tổ chức kinh tế là nhà đầu tư đó tự bỏ vốn để thực hiện hoạt động kinh doanh chứ không chỉ thu hút nguồn vốn fdi. Chủ thể của hoạt động này gồm nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.
Quy định về đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP là gì?
PPP là viết tắt của từ Public Private Partnership. Đây là hoạt động đầu tư của Việt Nam theo đối tác đầu tư. Nó sẽ thực hiện theo cơ sở hợp đồng giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cùng nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án đó nhằm thực hiện, vận hành, quản lý dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công
Quy định về đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là gì?
Quy định về đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư nhằm mục đích phân chia lợi nhuận trong kinh doanh rõ ràng, minh bạch. Đồng thời, phân chia sản phẩm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Các bên tham gia sẽ thành lập ban điều phối nhằm thực hiện hợp đồng BCC. Quyền hạn, chức năng, nhiệm vụ của các thành viên do các bên tự thỏa thuận.
Xem thêm
>>> Chính Sách Thu Hút Hoạt Động Đầu Tư FDI Tại Việt Nam Năm Qua
>>> Dòng Vốn FDI Là Gì? Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Tác Động Tới Kinh Tế Việt Nam Như Thế Nào?
>>> Vai trò của doanh nghiệp FDI: Động lực chính cho sự phát triển kinh tế