Khấu trừ thuế GTGT là thuật ngữ thường xuyên được sử dụng trong quá trình áp dụng thuế giá trị gia tăng. Để hiểu rõ Thuế VAT khấu trừ là gì và có những phương pháp khấu trừ thuế nào, bạn hãy cùng The Smile tìm hiểu dưới bài viết này nhé!
1. Khấu trừ thuế là gì?
Khấu trừ thuế là một phương pháp áp dụng cho đa số loại thuế hiện nay. Hiểu một cách đơn giản thì khi một doanh nghiệp đi mua sản phẩm thì sẽ phải chịu thuế GTGT đối với loại sản phẩm đó, đây sẽ được coi là số thuế GTGT đầu vào của sản phẩm.
Thay vào đó, số tiền thuế được trừ vào các khoản chi phí mua hàng hoặc trừ trên thu nhập của họ. Loại thuế có thể được khấu trừ bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT) hoặc còn được gọi là VAT, thuế thu nhập cá nhân (TNCN), thuế doanh nghiệp, và nhiều loại khác.
2. Khấu trừ thuế GTGT
Để hiểu cách hoạt động của quá trình khấu trừ thuế GTGT, bạn có thể tìm hiểu chi tiết trong phần dưới đây:
2.1. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng là gì?
Khấu trừ thuế giá trị gia tăng (GTGT) là quá trình doanh nghiệp xác định chính xác số tiền thuế cần nộp dựa trên việc lấy số thuế đầu ra trừ đi số thuế đầu vào.
Thuế GTGT đầu vào áp dụng khi doanh nghiệp mua các sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi doanh nghiệp bán sản phẩm hoặc dịch vụ đó và người tiêu dùng sẽ chịu thuế của phần giá trị tăng lên. Công thức tính thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp là:
Thuế GTGT nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào.
Ví dụ: Một doanh nghiệp B mua một lô hàng trị giá 500 triệu đồng với mức thuế GTGT đầu vào là 10%. Do đó, doanh nghiệp B phải nộp 50 triệu đồng thuế GTGT. Sau đó, khi doanh nghiệp B bán lô hàng đó với giá trị là 620 triệu đồng, người mua phải nộp 62 triệu đồng thuế GTGT.
Doanh nghiệp B cần nộp số tiền thuế GTGT là 12 triệu đồng vào ngân sách, được tính bằng cách khấu trừ giữa số thuế GTGT đầu ra (62 triệu đồng) và số thuế GTGT đầu vào (50 triệu đồng).
2.2. Đặc điểm của khấu trừ thuế GTGT
Thuế giá trị gia tăng đóng vai trò quan trọng với ngân sách nhà nước, khai báo thuế giá trị gia tăng đúng, đủ, chính xác là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp. Thuế VAT sẽ có một số đặc điểm như:
- Kết quả của phần thuế GTGT sau khi được khấu trừ là số tiền cần phải nộp vào ngân sách nhà nước. Số tiền này được xác định dựa trên số thuế GTGT đã được ghi trong các giai đoạn, bao gồm sản xuất và lưu chuyển hàng hóa – dịch vụ.
- Số thuế GTGT đầu vào được xác định dựa trên hóa đơn bán hàng hoặc chứng từ nộp thuế, đặc biệt trong trường hợp hàng hóa nhập khẩu.
- Khấu trừ thuế GTGT đầu vào là số tiền thuế được khấu trừ từ số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp mua.
- Thuế GTGT được khấu trừ đầu ra là số tiền thuế được khấu trừ từ số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp bán cho người tiêu dùng.
2.3. Vai trò của khấu trừ thuế GTGT
Việc khấu trừ thuế VAT có vai trò quan trọng đối với quản lý thuế, cụ thể như sau:
- Khấu trừ thuế là một phương pháp giúp xác định số tiền thuế GTGT tại từng giai đoạn của quy trình sản xuất và lưu thông hàng hóa nhằm hạn chế sự thất thu thuế.
- Sử dụng phương pháp này giúp đảm bảo tính chất của thuế GTGT, đánh trực tiếp vào người tiêu dùng hoặc người sử dụng dịch vụ cuối cùng.
- Các hoạt động liên quan đến khấu trừ giúp đơn giản hóa quy trình quản lý và thu thuế cho cơ quan nhà nước.
- Việc áp dụng khấu trừ thuế trong doanh nghiệp sẽ đảm bảo tính minh bạch của quá trình kế toán và tuân thủ đúng theo chuẩn mực của pháp luật.
3. Nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào
Trong quá trình thực hiện sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, các công ty cổ phần tính thuế theo phương pháp khấu trừ phải tuân thủ và đảm bảo thực hiện các nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào để tính thuế, bao gồm:
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất kinh doanh, biếu, tặng, khuyến mại, chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào bị tổn thất không được bồi thường
- Không khấu trừ thuế VAT đầu vào của hàng hóa dịch vụ dùng sản xuất kinh doanh không chịu thuế GTGT.
- Thuế GTGT từ việc mua, thuê tài sản cố định và máy móc thiết bị, sản xuất vũ khí quốc phòng an ninh, tổ chức tín dụng,… không kinh doanh thì không được khấu trừ.
- Đối với giá trị hàng hóa và dịch vụ mua vào từ 20 triệu trở lên, cần có chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt. Trong trường hợp không đáp ứng điều kiện trên, tiền thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào nguyên giá tài sản cố định.
- Thuế GTGT đầu vào được kê khai và khấu trừ trong kỳ phát sinh. Các đơn vị kê khai và khấu trừ thuế VAT đầu vào bổ sung trước khi có quyết định kiểm tra thuế.
- Chủ thể không kinh doanh góp vốn bằng tài sản mới chưa sử dụng và có hóa đơn hợp pháp vào công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Nếu việc góp vốn được thông qua hội đồng giao nhận vốn, công ty nhận tài sản phải kê khai và khấu trừ thuế GTGT theo hóa đơn mua tài sản.
- Trong quá trình sản xuất tích hợp, nếu đơn vị sử dụng sản phẩm không chịu thuế GTGT để sản xuất sản phẩm chịu thuế, thuế GTGT đầu vào ở các giai đoạn được khấu trừ.
- Đơn vị có thể chuyển phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp sang phương pháp khấu trừ.
- Các đối tượng không phải là người nộp thuế GTGT sẽ không được phép khấu trừ thuế VAT hoặc hoàn thuế GTGT. Nếu phát sinh hoạt động kinh doanh chịu thuế GTGT, các đơn vị này phải đăng ký, kê khai và nộp thuế GTGT riêng.
- Hóa đơn có các dấu hiệu sau sẽ không được khấu trừ thuế VAT: Không tuân theo quy định pháp luật; thông tin trên hóa đơn không đúng hoặc có sai sót; hóa đơn giả mạo, bị tẩy xóa hoặc có thông tin bị sửa đổi sai lệch về giá.
4. Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào
Thuế GTGT đầu vào sẽ được khấu trừ vào giá trị tài sản nếu thỏa mãn các điều kiện sau đây:
4.1. Điều kiện chung
Về hóa đơn và chứng từ:
- Đối với hàng hóa mua trong nước: Cần có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp.
- Đối với hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu: Phải có các chứng từ bao gồm tờ khai nhập khẩu và các chứng từ nộp thuế GTGT thay cho nhà cung cấp nước ngoài.
Về phương thức thanh toán:
Thanh toán không dùng tiền mặt từ một nhà cung cấp trong 1 ngày từ 20 triệu đồng trở lên (bao gồm VAT), bao gồm:
- Séc, ủy nhiệm chi, lệnh chi, ủy nhiệm thu…
- Thanh toán trả chậm, trả góp cho hàng hóa, dịch vụ mua vào
- Bù trừ công nợ mua bán hàng, vay mượn hàng/tiền hoặc đối trừ 3 bên
4.2. Đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu
Để được khấu trừ thuế hoặc hoàn thuế GTGT đầu vào, hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu cần phải đáp ứng các điều kiện và thủ tục sau đây:
- Có hợp đồng bán hàng, hợp đồng gia công sản phẩm hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ.
- Đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu, phải có hợp đồng ủy thác xuất khẩu và biên bản thanh lý hợp đồng ủy thác xuất khẩu.
- Tờ khai hải quan đã hoàn thành các thủ tục hải quan theo quy định.
- Hóa đơn thương mại bán hàng hóa, dịch vụ.
4.3. Đối với hàng hóa, dịch vụ được coi như xuất khẩu
Tùy từng loại hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể, bạn cần chuẩn bị hồ sơ theo hướng dẫn sau:
Đối với hàng hóa gia công chuyển tiếp:
- Hợp đồng gia công xuất khẩu và các phụ lục ghi rõ nơi nhận hàng tại Việt Nam.
- Hóa đơn GTGT thể hiện rõ giá, số lượng, và tên đơn vị nhận hàng theo chỉ định của phía nước ngoài.
- Phiếu chuyển tiếp có xác nhận của bên giao và bên nhận, kèm theo xác nhận của cơ quan hải quan có thẩm quyền quản lý hợp đồng gia công.
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng.
Đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc hợp đồng gia công có chỉ định giao hàng tại Việt Nam.
- Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan.
- Hóa đơn GTGT thể hiện tên người mua nước ngoài, tên đơn vị nhận hàng và địa điểm giao hàng tại Việt Nam.
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng bằng ngoại tệ có tính thanh khoản cao (USD, EUR, GBP, JPY, AUD, CHF, CAD).
- Giấy phép đầu tư có nội dung phù hợp với hàng hóa xuất khẩu tại đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với hàng hóa xuất khẩu phục vụ công trình xây dựng ở nước ngoài:
- Tờ khai hải quan.
- Danh mục hàng hóa xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng.
- Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (trường hợp ủy thác xuất khẩu).
Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa cho doanh nghiệp Việt Nam để thực hiện công trình xây dựng ở nước ngoài & giao hàng tại nước ngoài:
- Tờ khai hải quan.
- Danh mục hàng hóa xuất khẩu thực hiện công trình xây dựng.
- Hợp đồng mua bán thể hiện điều kiện giao hàng, số lượng, loại và giá trị hàng hóa.
- Hợp đồng ủy thác (trường hợp ủy thác xuất khẩu).
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng; hóa đơn GTGT.
5. Thủ tục để khấu trừ thuế GTGT
Để khấu trừ thuế giá trị gia tăng, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục sau:
- Có hóa đơn hợp pháp cho các loại hàng hóa và dịch vụ mua vào.
- Có chứng từ xác nhận giao dịch từ ngân hàng của cả bên mua và bên bán đối với các loại hàng hóa và dịch vụ đã mua.
- Đối với các loại hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu ra nước ngoài, cần chuẩn bị hợp đồng bán hoặc gia công hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu.
6. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp khi được khấu trừ thuế GTGT
Theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ như sau khi được khấu trừ thuế VAT:
Quyền của doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp được quyền lập hồ sơ và đề nghị khấu trừ thuế giá trị gia tăng.
- Có quyền đăng ký và nộp thuế GTGT theo hình thức khấu trừ thuế.
- Được khấu trừ số tiền thuế theo đúng quy định của pháp luật.
- Doanh nghiệp có quyền khởi kiện hoặc khiếu nại trong trường hợp cơ quan thuế thực hiện khấu trừ thuế không đúng quy định hoặc có hành vi vi phạm.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp:
- Doanh nghiệp cần cung cấp giấy tờ và bổ sung các hồ sơ, chứng từ liên quan theo yêu cầu của cơ quan thuế.
- Phải tuân thủ các quy định về kế toán, hóa đơn và chứng từ một cách nghiêm túc để có căn cứ xác định số thuế được khấu trừ.
7. Trường hợp không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
Các tình huống không đủ điều kiện để hưởng khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào bao gồm:
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa và dịch vụ không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc không phục vụ việc sản xuất mặt hàng không chịu thuế GTGT.
- Thiếu sót trong kê khai thuế tại thời điểm cơ quan thuế có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra địa chỉ của người nộp thuế.
- Không có hoá đơn GTGT hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mua vào.
- Không có chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài.
- Không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào từ 20 triệu đồng trở lên.
8. Kê khai thuế GTGT trọn gói, nhanh chóng cùng The Smile
Với đội ngũ chuyên viên tư vấn thuế có kinh nghiệm, The Smile cam kết mang đến cho bạn sự an tâm và tiết kiệm thời gian. Hãy để chúng tôi là đối tác đáng tin cậy của bạn trong việc quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế GTGT.
Đội ngũ nhân viên luôn sẵn lòng hỗ trợ bạn mọi lúc, mọi nơi, để bạn có thể tập trung hoàn toàn vào việc phát triển kinh doanh của mình.
Lợi ích khi khai thuế GTGT trọn gói tại The Smile:
- Tư vấn sát sao: Tư vấn quản lý hóa đơn, chứng từ, chi phí hợp lý nhằm giảm thiểu tối đa mức thuế phải nộp.
- Hỗ trợ tận nơi: Có nhân viên giao nhận chứng từ trong thành phố để hỗ trợ khách hàng
- Nhân sự chuyên môn cao: Doanh nghiệp được phục vụ bởi một đội ngũ có đủ chứng chỉ hành nghề và kinh nghiệm lâu năm, quy trình 4 lớp chặt chẽ, đảm bảo kết quả cho khách hàng
Ngoài ra, tại The Smile còn hỗ trợ Đăng Ký Kinh Doanh Hộ Cá Thể, Dịch vụ thành lập công ty TP.HCM và Dịch vụ kế toán trọn gói chuyên nghiệp, mang lại sự tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho doanh nghiệp
Trên đây là toàn bộ thông tin, điều kiện và phương pháp khấu trừ thuế GTGT trong quá trình sản xuất sản phẩm. Người nộp thuế cần lưu ý nắm được các thông tin về bản chất thuế GTGT khấu trừ để thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ. Nếu bạn cần tư vấn dịch vụ kê khai thuế GTGT trọn gói, hãy liên hệ The Smile ngay nhé!
>>>>Xem thêm: Báo cáo thuế gồm những gì?
>>>>Xem thêm: Danh mục hàng hóa được giảm thuế GTGT cập nhật mới nhất [2023]
>>>>Xem thêm: Mặt hàng nào không được giảm thuế GTGT? Danh mục mới nhất [2023]
Các dịch vụ tại Smile:
- Kế toán trọn gói.
- Thành lập doanh nghiệp.
- Rà soát sổ sách Kế toán.
- Lao động – BHXH.
Chúng tôi cung cấp Giải pháp Kế toán – Thuế toàn diện, kiểm soát rủi ro để doanh nghiệp an tâm tăng trưởng. Liên hệ The Smile ngay!
Email: admin@thesmile.vn
Điện thoại: 1900 8888 72
Zalo: 0918 020 040
Văn phòng 1: LP-03.16 toà Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Bình Thạnh, TP.HCM
Văn phòng 2: 27 (R4-83) Hưng Gia 1, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
Văn phòng 3: 106/19B Lưu Chí Hiếu, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM