Các chỉ số tài chính doanh nghiệp là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với những nhà đầu tư và cả chủ doanh nghiệp. Việc hiểu rõ các chỉ số tài chính sẽ giúp họ đánh giá đúng về hiệu suất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đưa ra các quyết định đầu tư, kinh doanh phù hợp. Để nắm thêm về lĩnh vực này, bạn hãy cùng The Smile tìm hiểu nội dung sau nhé!
1. Tầm vai trò quan trọng thiết yếu của các chỉ số tài chính
Việc phân tích các chỉ số tài chính doanh nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết trong quá trình phân tích cơ bản. Nhờ vào ý nghĩa của các chỉ số tài chính, chủ doanh nghiệp hoặc nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và dự báo tiềm năng tăng trưởng trong tương lai một cách chính xác hơn.
2. Các chỉ số tài chính doanh nghiệp quan trọng cần nắm
Dưới đây là một vài các chỉ số tài chính doanh nghiệp quan trọng mà bạn cần nắm kỹ:
2.1 Tỷ số thanh toán
- Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán hiện hành là một chỉ số tài chính được sử dụng với mục đích nhằm để để đo lường khả năng thanh toán của một công ty. Chỉ số tài chính này cho biết công ty có khả năng sử dụng bao nhiêu tài sản chuyển đổi thành tiền mặt để trả nợ ngắn hạn.
- Tỷ số thanh toán nhanh = (Tài sản ngắn hạn – Giá trị hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
Tỷ số thanh toán nhanh được tính bởi những tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi nhanh chóng thành tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán ngay lập tức của công ty. Các tài sản này thường được gọi là “tài sản có tính thanh khoản cao” vì chúng có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt để đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn.
Tài sản có tính thanh khoản thường bao gồm tiền mặt, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản đòi hỏi ngắn hạn từ khách hàng và tài sản ngắn hạn khác. Tuy nhiên, tài sản trong hàng tồn kho không được xem là có tính thanh khoản cao vì chúng yêu cầu thời gian và công sức để chuyển đổi thành tiền mặt.
3.2 Tỷ số hoạt động
- Số vòng quay các khoản phải thu = Doanh số tín dụng ròng/Bình quân các khoản phải thu
Chỉ số tài chính này cho biết công ty có thể thu hồi lại tiền từ các khoản phải thu trong một khoảng thời gian nhất định. Số vòng quay các khoản phải thu sẽ phụ thuộc vào chính sách bán nợ của công ty.
Nếu số vòng quay thấp có nghĩa là công ty cần một khoảng thời gian lâu để thu hồi tiền từ khách hàng dẫn đến việc vốn bị chiếm dụng lâu và hiệu quả sử dụng vốn kém. Tuy nhiên, nếu số vòng quay các khoản phải thu quá cao có thể dẫn đến hậu quả mất sức cạnh tranh và giảm doanh thu.
- Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Giá trị hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho là một tiêu chuẩn nhằm thể hiện khả năng quản lý và vận hành hàng tồn kho hiệu quả như thế nào của công ty.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Tổng doanh thu thuần/Giá trị tài sản cố định
Chỉ số tài chính này cho phép đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản cố định của một công ty bằng cách đo lường mức độ tạo ra doanh thu từ mỗi đơn vị tài sản cố định.
- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Tổng doanh thu thuần/Tổng giá trị tài sản
Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản là chỉ số đánh giá khả năng công ty tạo ra doanh thu từ mỗi đơn vị tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh.
- Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần = Tổng doanh thu thuần/Vốn cổ phần
Tỷ số này đo lường mối quan hệ giữa doanh thu mà công ty tạo ra và vốn cổ phần đầu tư vào công ty đó.
3.3 Tỷ số đòn bẩy
- Tỷ số nợ trên tài sản = Tổng số tiền nợ/Tổng giá trị tài sản
Tỷ số nợ trên tài sản cho biết tỷ lệ phần trăm tài sản của công ty được tài trợ bằng vốn vay.
- Tỷ số nợ trên vốn cổ phần = Tổng số tiền nợ/Vốn cổ phần
Tỷ số nợ trên vốn cổ phần thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào vốn vay và sử dụng vốn chủ sở hữu trong hoạt động kinh doanh. Khi tỷ lệ này càng cao tức là tỷ lệ nợ của doanh nghiệp so với vốn chủ sở hữu càng lớn dẫn đến mức độ rủi ro càng tăng.
Điều này cho thấy doanh nghiệp đang phụ thuộc quá nhiều vào khoản nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn có chu kỳ thanh toán trong vòng 1 năm.
- Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần = Tổng giá trị tài sản/Vốn cổ phần
Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần là một trong các chỉ số tài chính doanh nghiệp quan trọng đánh giá mức độ sử dụng vốn vay và mức độ rủi ro tài chính mà một công ty đang đối mặt.
- Khả năng thanh toán lãi vay = Lãi trước thuế và lãi vay/Lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ mà công ty có thể tạo ra lợi nhuận so với số vốn đã vay.
3.4 Tỷ số sinh lợi
- Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu = (Lợi nhuận ròng/Doanh thu thuần) x 100
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu là một chỉ số tài chính quan trọng nhằm đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận từ mỗi đồng doanh thu của công ty.
- Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản = (Lãi ròng/Tổng tài sản) x 100
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là một chỉ số được sử dụng để đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận từ mỗi đồng vốn đầu tư vào công ty.
- Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần = (Lợi nhuận ròng/Vốn cổ phần) x 100
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần là một trong các chỉ số tài chính doanh nghiệp mà nhà đầu tư rất quan tâm vì tỷ số này cho thấy khả năng tạo ra lãi của một đồng vốn mà họ đầu tư vào công ty. Nhìn chung tỷ suất này đo lường khả năng tăng trưởng và sinh lời từ cổ phiếu và cổ phần mà nhà đầu tư sở hữu.
3.5 Tỷ số giá trị thị trường
- Thu nhập mỗi cổ phần = Thu nhập ròng của cổ đông thường/Số lượng cổ phần thường
Thu nhập mỗi cổ phần là một yếu tố quan trọng trong quyết định giá trị của một cổ phần. Tỷ số này đo lường sức thu nhập mà cổ phần mang lại cho chủ sở hữu đồng thời thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có thể nhận được khi mua cổ phần đó.
- Tỷ lệ chi trả cổ tức = Cổ tức trên mỗi cổ phần/Thu nhập trên mỗi cổ phần
Chỉ số tỷ lệ chi trả cổ tức được sử dụng nhằm đánh giá việc công ty trả lại lợi nhuận cho cổ đông thông qua việc chia cổ tức hoặc tái đầu tư vào công ty. Tỷ lệ này cho biết mức độ mà công ty chi trả thu nhập cho cổ đông so với mức thu nhập tổng cộng của công ty.
- Tỷ suất giá thị trường trên thu nhập = Giá trị thị trường mỗi cổ phần/Thu nhập mỗi cổ phần
Tỷ suất giá thị trường trên thu nhập là một chỉ số tài chính quan trọng mà nhà đầu tư thường quan tâm đến vì tỷ số này cho thấy mức độ đắt hay rẻ của cổ phiếu so với thu nhập mà công ty tạo ra.
- Tỷ suất cổ tức = Cổ tức trên mỗi cổ phần/Giá trị thị trường
Nếu tỷ suất cổ tức của một cổ phần thấp, điều này không hẳn là xấu vì nhà đầu tư có thể chấp nhận tỷ lệ chi trả cổ tức thấp để dành phần lớn lợi nhuận để tái đầu tư vào công ty. Họ hy vọng rằng công ty sẽ tăng trưởng nhanh chóng và cổ phiếu sẽ tăng giá mạnh, từ đó tạo ra lợi nhuận lớn hơn trong tương lai.
Như vậy là bài viết trên đã cung cấp đến bạn những thông tin về các chỉ số tài chính doanh nghiệp. Tại The Smile, chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp và dịch vụ kế toán trọn gói chuyên nghiệp với đầy đủ chứng chỉ hành nghề. Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn dịch vụ tốt nhất với mức giá ưu đãi nhất trên thị trường. Hãy liên hệ với The Smile để được hỗ trợ nhé!
>>>>Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết đóng thuế kinh doanh online đúng cách
>>>>Xem thêm: Top 10 phần mềm kế toán có phí – miễn phí – ưu nhược điểm
Các dịch vụ tại The Smile:
- Kế toán trọn gói.
- Thành lập doanh nghiệp.
- Rà soát sổ sách Kế toán.
- Lao động – BHXH.
Chúng tôi cung cấp Giải pháp Kế toán – Thuế toàn diện, kiểm soát rủi ro để doanh nghiệp an tâm tăng trưởng. Liên hệ The Smile ngay!
Email: admin@thesmile.vn
Điện thoại: 1900 8888 72
Zalo: 0918 020 040
Văn phòng 1:
LP-03.16 toà Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Bình Thạnh, TP.HCM
Văn phòng 2:
27 (R4-83) Hưng Gia 1, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
Văn phòng 3:
106/19B Lưu Chí Hiếu, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM