Đóng thuế kinh doanh online bao nhiêu là câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Đó là những khoản thuế gì? Mức đóng thuế là bao nhiêu? Sau đây, hãy cùng The Smile đi tìm hiểu về các khoản phí mà người kinh doanh online nên nắm được nhé!
1. Các đối tượng phải thực hiện đóng thuế kinh doanh online
Khi kinh doanh online, việc đóng thuế là một phần quan trọng. Dưới đây là những đối tượng cần phải thực hiện việc đóng thuế kinh doanh online theo quy định của pháp luật:
1.1 Hộ, cá nhân nộp thuế theo phương pháp khoán
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 7 của Thông tư 40/2021/TT-BTC, nguyên tắc khấu trừ thuế được áp dụng cho các trường hợp của hộ gia đình và cá nhân kinh doanh không thực hiện việc tự khai báo thuế hoặc tính thuế theo từng giao dịch cụ thể.
Thực tế, đối với hộ gia đình và cá nhân kinh doanh trực tuyến (loại trừ trường hợp bán hàng qua các nền tảng thương mại điện tử), phương pháp khấu trừ thuế này thường được ưu tiên sử dụng.
1.2 Đối tượng nộp thuế theo phương pháp tổ chức khai, nộp thuế thay cho cá nhân
Theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 8 của Thông tư 40/2021/TT-BTC, sửa đổi và bổ sung Khoản 2, Điều 1 của Thông tư 100/2021/TT-BTC thì cá nhân bán hàng trực tuyến và chọn cách nộp thuế thông qua phương pháp tổ chức khai, nộp thuế thay mình (trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo…) phải thực hiện việc khai báo và nộp thuế với cơ quan thuế.
2. Thu nhập kinh doanh Online bao nhiêu thì cần đóng thuế?
Theo quy định hiện nay, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống sẽ được miễn thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.
Đối với cá nhân kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng thì phải nộp thuế theo mức quy định cho từng ngành trên tổng doanh thu. Trong đó, bán hàng trực tuyến được coi là hoạt động phân phối, cung ứng hàng hóa, có thuế suất thuế giá trị gia tăng 1% và thuế suất thuế thu nhập cá nhân 0,5% trên tổng doanh thu.
3. Bán hàng online cần nộp những loại thuế nào?
Khi bạn tham gia kinh doanh bán hàng online, có một số loại thuế quan trọng mà bạn cần phải nắm rõ và nộp theo quy định của pháp luật. Dưới đây là danh sách đóng thuế kinh doanh online mà bạn có thể phải nộp:
3.1 Lệ phí môn bài
Lệ phí này là một khoản phí định kỳ hàng năm, và đối với các hoạt động kinh doanh, việc tính toán lệ phí này dựa trên mức doanh thu.
Loại hình tổ chức và vốn | Lệ phí môn bài |
Hộ, cá nhân, nhóm cá nhân có doanh thu trên 500 triệu đồng/năm | 1.000.000 đồng/năm |
Hộ, cá nhân, nhóm cá nhân có doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/năm | 500.000 đồng/năm |
Hộ, cá nhân, nhóm cá nhân có doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/năm | 300.000 đồng/năm |
Chú ý:
- Hộ, cá nhân và nhóm cá nhân mới hoạt động sản xuất kinh doanh và được cấp đăng ký thuế, mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong 6 tháng đầu năm thì nộp lệ phí môn bài cho cả năm.
- Hộ, cá nhân, và nhóm cá nhân mở mới hoạt động sản xuất kinh doanh và được cấp đăng ký thuế, MST và mã số doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm thì lệ phí môn bài sẽ bằng 50% mức lệ phí môn bài cho cả năm.
- Hộ, cá nhân và nhóm cá nhân có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không kê khai lệ phí môn bài thì bắt buộc nộp lệ phí môn bài cho cả năm.
- Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định 139/2016/NĐ-CP, lệ phí môn bài được miễn đối với hộ, cá nhân và nhóm cá nhân có doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng. Hoặc là cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
3.2 Thuế TNCN, Thuế GTGT
Theo Điều 1 của Thông tư số 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính, cá nhân có thu nhập từ hoạt động kinh doanh thuộc các nhóm sau đây thì buộc phải nộp thuế TNCN và thuế GTGT.
- Cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất và kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
- Cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống không phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN.
Việc tính toán thuế TNCN và thuế GTGT được thực hiện theo quy định tại Điều 2 của Thông tư 92/2015/TT-BTC, như sau:
- Thuế TNCN cần nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN.
- Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT.
Cụ thể:
- Doanh thu tính thuế TNCN là tổng số tiền thu được từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ tính thuế từ hoạt động kinh doanh.
- Doanh thu tính thuế GTGT bao gồm tổng số tiền thu từ việc bán hàng, gia công, hoa hồng và cung ứng dịch vụ trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trong trường hợp cá nhân đóng thuế kinh doanh online theo hình thức thuế khoán và sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế, doanh thu tính thuế sẽ dựa trên doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.
Nếu không thể xác định doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp với thực tế, cơ quan thuế có thẩm quyền sẽ quyết định mức doanh thu tính thuế khoán.
- Mức thuế suất đóng thuế kinh doanh online được quy định như sau:
Đối tượng | Kinh doanh cung cấp hàng hóa | Kinh doanh cung cấp dịch vụ | Đối tượng hoạt động kinh doanh vận tải và các dịch vụ liên quan đến hàng hóa | Hoạt động kinh doanh khác |
Thuế GTGT | 1% | 5% | 3% | 2% |
Thuế TNCN | 0,5% | 2% | 1.5% | 1% |
4. Làm thế nào cơ quan chức năng quản lý thuế kinh doanh Online?
Cơ quan thuế nhằm đảm bảo sự kiểm soát hiệu quả hơn đối với hoạt động kinh doanh trực tuyến và đóng thuế kinh doanh online bao gồm các yêu cầu sau:
- Đối với cá nhân kinh doanh có địa điểm cố định để giao dịch với khách hàng và sử dụng mạng xã hội là một phương tiện mở rộng khách hàng: Đối với trường hợp đã thuộc diện quản lý thì cập nhật thông tin giao dịch trên mạng để thể hiện chính xác tình hình kinh doanh và điều chỉnh doanh thu nếu cần thiết.
- Đối với cá nhân kinh doanh không có địa điểm cố định để giao dịch và chỉ có địa chỉ trực tuyến và tài khoản cá nhân, bán hàng theo hình thức giao hàng tận nơi: Cơ quan thuế cần hợp tác với các nhà mạng để xác định thông tin cá nhân, số tài khoản ngân hàng, và phương thức giao hàng. Điều này nhằm yêu cầu cá nhân kê khai thuế theo từng lần phát sinh theo quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân.
- Đối với các tổ chức và cá nhân nước ngoài (nhà thầu nước ngoài) tham gia kinh doanh thương mại điện tử và có thu nhập tại Việt Nam:
– Nếu người mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ là doanh nghiệp hoặc hợp tác xã được thành lập theo pháp luật Việt Nam, họ có trách nhiệm đóng thuế kinh doanh online và khấu trừ thuế nhà thầu theo quy định.
– Nếu người mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ là các tổ chức hoặc cá nhân khác, thì nhà thầu nước ngoài phải tự kê khai và nộp thuế nhà thầu đối với hàng hoá và dịch vụ cung cấp.
– Trong trường hợp nhà thầu nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, họ có thể sử dụng các đại lý thuế để thực hiện kê khai và nộp thuế theo quy định.
Trên đây là toàn bộ thông tin về đóng thuế kinh doanh online cho các bạn kinh doanh online. Hy vọng qua những thông tin mà The Smile chia sẻ, bạn sẽ có thêm những thông tin bổ ích cho mình. Nếu bạn muốn tư vấn về Dịch vụ thành lập doanh nghiệp và Dịch vụ kế toán trọn gói, hãy liên hệ The Smile ngay hôm nay để được hỗ trợ sớm nhất nhé!
>>>>Xem thêm: Mở cửa hàng điện nước, vật liệu xây đựng thì đăng ký kd như thế nào?
>>>>Xem thêm: Quy định vốn điều lệ tối thiểu của Công ty TNHH và Công ty cổ phần
Các dịch vụ tại The Smile:
- Kế toán trọn gói.
- Thành lập doanh nghiệp.
- Rà soát sổ sách Kế toán.
- Lao động – BHXH.
Chúng tôi cung cấp Giải pháp Kế toán – Thuế toàn diện, kiểm soát rủi ro để doanh nghiệp an tâm tăng trưởng. Liên hệ The Smile ngay!
Email: admin@thesmile.vn
Điện thoại: 1900 8888 72
Zalo: 0918 020 040
Văn phòng 1:
LP-03.16 toà Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Bình Thạnh, TP.HCM
Văn phòng 2:
27 (R4-83) Hưng Gia 1, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
Văn phòng 3:
106/19B Lưu Chí Hiếu, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM