FDI là nguồn vốn đầu tư nước ngoài về các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nguồn vốn này cũng ảnh hưởng khá lớn đến nền kinh tế Việt Nam ở nhiều lĩnh vực. Trong bài viết dưới đây, The Smile sẽ giúp mọi người nắm được FDI là gì, bên cạnh đó nắm thêm được toàn cảnh về nó tại Việt Nam từ lúc mới mở cửa cho tới nay. Mời mọi người cùng tham khảo.
Tóm tắt ý chính:
- Giải thích khái niệm FDI là gì?.
- Các loại hình và đặc điểm của FDI.
- Bức tranh toàn cảnh.
- Quy trình hỗ trợ thành lập FDI tại The Smile
FDI là gì?
FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vốn đầu tư này đề cập đến khoản đầu tư được thực hiện bởi một công ty hoặc cá nhân ở nước ngoài, thường liên quan đến việc mua lại hoặc thiết lập hiện diện kinh doanh ở quốc gia đó. Do đó, doanh nghiệp FDI là công ty nhận được vốn đầu tư trực tiếp từ tổ chức nước ngoài và đã thành lập hoạt động kinh doanh ở nước ngoài.
Khái niệm FDI nó thường đặc trưng bởi việc nhà đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ cổ phần đáng kể trong doanh nghiệp nhỏ và lớn nằm trong mục tiêu chung.
Phân loại FDI và đặc điểm doanh nghiệp FDI Việt Nam
Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là tổ chức ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam. Hiện tại có 4 loại hình vốn đầu tư từ nước ngoài phổ biến tùy theo tính chất của số tiền chủ đầu tư và mức độ kiểm soát rủi ro mà nhà đầu tư tìm kiếm sau:
- Đầu tư Greenfield: Đối với các khoản vốn được đầu tư vào lĩnh vực xanh, nhiều công ty sẽ xây dựng cơ sở mới ở ngoài nước bằng việc xây dựng một văn phòng, nhà máy hoặc cơ sở hạ tầng khác. Số vốn để đầu tư vào lĩnh vực xanh cũng khá đáng kể.
- Sáp nhập và mua lại (M&A): Hình thức này hiểu đơn giản là doanh nghiệp sẽ mua lại cổ phần và tiến hành kiểm soát, tài sản hoặc sáp nhập với một doanh nghiệp khác nhằm thành lập một doanh nghiệp mới.
- Liên doanh: Là một dạng hình thức hợp tác kinh doanh, trong đó hai hoặc nhiều doanh nghiệp đặt cùng một lợi ích trong việc thành lập và quản lý một doanh nghiệp mới. Trong liên doanh, các đối tác thường chia sẻ cả rủi ro và lợi ích của doanh nghiệp theo tỷ lệ sở hữu của họ trong doanh nghiệp chung.
- Công ty con thuộc sở hữu toàn bộ: Là hình thức một công ty con đứng dưới quyền điều hành của một công ty mẹ có trụ sở nước ngoài. Qua đó, mọi rủi ro, lợi ích của công ty mẹ sẽ gắn liền với toàn bộ hoạt động của công ty con.
Đặc điểm của đầu tư FDI so với các hình thức đầu tư khác
So với các hình thức đầu tư quốc tế khác, đầu tư FDI Việt Nam có một số đặc điểm khác biệt như sau:
- Hỗ trợ cam kết dài hạn: Vốn đầu tư nước ngoài thường đi kèm với cam kết dài hạn từ phía nhà đầu tư nước ngoài. So với đầu tư gián tiếp, nó giúp mọi người có thể dễ dàng chuyển nhượng thông qua mua bán cổ phần, FDI cũng đặt ra ý nghĩa của sự gắn kết lâu dài và quan trọng đối với quốc gia chủ nhà.
- Toàn quyền kiểm soát và gây ra được ảnh hưởng lớn: FDI tại Việt Nam cũng tạo được ảnh hưởng đáng kể do nó tạo điều kiện cho người đầu tư nước ngoài khả năng toàn quyền kiểm soát và gây ảnh hưởng to lớn đến doanh nghiệp nhận khoản đầu tư. Những điều này sẽ bao gồm việc kiểm soát,ra quyết định và định hướng khả năng chiến lược của công ty.
- Mua lại tài sản hoặc thành lập mới: Hình thức rót vốn FDI Việt Nam cũng chia làm 2 dạng, 1 là thành lập mới, 2 là mua lại tài sản hiện có của nơi đó. Nó liên quan tới việc xây dựng cơ sở vật chất mới hoặc mua lại, sáp nhập, liên doanh.
- Chia sẻ lợi ích và rủi ro: Trong nhiều hình thức hợp tác của FDI kể cả liên doanh, giữa các bên tham gia thường có chia sẻ rủi ro và lợi ích. Bao gồm chia sẻ trách nhiệm hoạt động lãi và lỗ, chia sẻ khoản đầu tư tài chính.
Toàn cảnh FDI Việt Nam từ khi mở cửa tới nay
Toàn cảnh FDI Việt Nam từ khi mở cửa tới nay
Kể từ khi mở cửa đến ngay, quốc gia nhận đầu tư là Việt Nam cũng trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là nước thu hút đầu tư do có nền kinh tế, chính trị, xã hội ổn định cùng nguồn nhân công giá cả cạnh tranh. Hiện hoạt động đầu tư nước ngoài trong nước có bức tranh toàn cảnh theo từng giai đoạn như sau.
Giai đoạn 1990-2000
Nhiều công ty đã chính thức trở thành doanh nghiệp fdi là trụ cột kinh tế của đất nước từ đầu thập niên 2000. Theo đó, khối đầu tư mà họ tạo ra 19% GDP, doanh nghiệp trong nước cũng cung cấp tỷ lệ việc làm cho người lao động chính thức là 35%, chiếm 3% số lượng doanh nghiệp.
Giai đoạn 1990 – 2000 được xem là giai đoạn mở rộng thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO và tham gia FTA. Trong giai đoạn này, nền kinh tế Việt Nam duy trì ở mức khá cao (9,54% năm 1995 và 9,34% năm 1996). Trong việc thu hút đầu tư FDI tính từ giai đoạn 1991 – 2000, dòng vốn FDI đạt khoản 19,462 tỷ USD, bình quân 1,95 tỷ USD/năm.
Giai đoạn 2000-2010
Ở giai đoạn 2000-2010, doanh nghiệp được đầu tư có nhiều điều chỉnh và gặp nhiều thách thức phát triển. Cụ thể, trong giai đoạn 2005, Luật Đầu tư chung được ban hành và thay thế luật Đầu tư nước ngoài và Luật Đầu tư trong nước. Điều này cũng tạo làn sóng thu hút nhiều nhà đầu tư có vốn nước ngoài đầu tư vào các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Từ năm 2001 – 2010, điểm nhấn lớn nhất là làn sóng đầu tư thứ hai có nguồn vốn đầu tư fdi thực hiện đạt 58,497 tỷ USD, gấp 3 lần thập niên trước.
Giai đoạn hiện tại (2010-nay)
Từ năm 2014, Luật đầu tư được ban hành áp dụng chung hầu hết các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có 1 điểm mới được sửa đổi trong luật đầu tư năm 2014 được bổ sung, sửa đổi chia tách thủ tục đầu tư và thủ tục thành lập doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam, giúp tăng tính hấp dẫn cho việc thu hút FDI tại Việt Nam.
Tính tới giai đoạn dịch covid 19 bùng phát, vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng chững lại, nhưng tới 10 tháng đầu năm 2023 lại có những chuyển biến tích cực, con số đầu tư vượt mức mong đợi.
Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam
Vai trò của FDI đối với nền kinh tế Việt Nam
Vốn đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là một số vai trò cơ bản:
Giúp tăng trưởng mạnh và hỗ trợ chuyển dịch kinh tế
FDI (Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài) có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hỗ trợ quá trình chuyển dịch kinh tế của một quốc gia. FDI thường được hướng vào các ngành công nghiệp chiến lược hoặc ngành có tiềm năng phát triển, góp phần hỗ trợ quá trình chuyển dịch kinh tế từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp hoặc từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế dựa trên dịch vụ và công nghệ cao.
Chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo và thúc đẩy cải tiến
Bởi đa số các nguồn vốn nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thường tập trung vào các ngành chủ lực của nước ta như: dầu khí, viễn thông, máy tính, dệt may, công nghệ,…chính vì thế, khi có nguồn vốn FDI thì sẽ chuyển giao công nghệ, giúp các doanh nghiệp tiếp cận được với công nghệ kỹ thuật hiện đại, cải tiến dây chuyền sản xuất cho ra những sản phẩm tốt hơn.
Tạo việc làm, đồng thời giúp người lao động cải thiện thu nhập
Hoạt động của các doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài thường là mở rộng quy mô sản xuất tại quốc gia chủ nhà để đáp ứng nhu cầu thị trường địa phương và quốc tế. Điều này có thể dẫn đến việc tăng cường nhu cầu về lao động. Sự phát triển của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài đầu tư thường gắn kết với các chiến lược phát triển cấp địa, giúp thúc đẩy mô hình kinh tế địa phương và tạo ra thu nhập cho cộng đồng.
Những dự án FDI nổi bật và thành công tại Việt Nam
Những dự án FDI nổi bật và thành công tại Việt Nam
Vào nửa đầu năm 2023, khu vực phía Bắc có dự án đầu tư lớn là dự án của Fulian Precision Technology, có số vốn đầu tư lên tới 621 triệu USD tại tỉnh Bắc Giang, dự án 280 triệu USD của Goerteck (Hong Kong) Co. tại tỉnh Bắc Ninh và dự án 165 triệu USD của Boltun Corp & QST International Corp tại tỉnh Quảng Ninh.
Ở phía Nam, dự án Shandong Haohua Tire trị giá 500 triệu USD là dự án nổi bật được đầu tư tại tỉnh Bình Phước, dự án 185 triệu USD của Suntory Pepsico Việt Nam tại tỉnh Long An và dự án 163 triệu USD tại tỉnh Bình Dương của Pandora Production Holdings A/S.
Triển vọng và định hình tương lai của FDI tại Việt Nam
Năm 2023 được cho là năm bản lề của đầu tư FDI tại Việt Nam với hàng loạt cuộc viếng thăm cấp nhà nước của tổng thống Mỹ , chủ tích nước Trung Quốc, thủ tướng Singapore… cũng như chủ tịch các doanh nghiệp lớn mà gần đây nhất là ông Jensen Huang, Chủ tịch tập đoàn Nvidia cũng bày tỏ sự quan tâm đến việc đầu tư vào Việt Nam trong chuyến thăm nước này (nguồn vietnamnet).
Những chuyến thăm và bày tỏ sự quan tâm này là dấu hiệu rõ ràng cho thấy Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đất nước này đã có những bước tiến đáng kể trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, với việc chính phủ thực hiện nhiều cải cách khác nhau để thu hút nhiều vốn FDI hơn.
Vị trí chiến lược của Việt Nam, lực lượng lao động trẻ và dồi dào cùng nền kinh tế ngày càng mở và năng động là một số yếu tố chính góp phần tạo nên sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, việc Việt Nam tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do khác nhau, như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA), càng làm tăng thêm sức hấp dẫn của quốc gia này. Sự quan tâm và đầu tư từ các nhà lãnh đạo toàn cầu và các công ty lớn là tín hiệu tốt cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam.
Dự kiến, những khoản liên quan đến đầu tư này sẽ không chỉ mang lại nguồn vốn rất cần thiết mà còn chuyển giao công nghệ và chuyên môn quản lý, góp phần phát triển bền vững lâu dài của đất nước. Với những nỗ lực không ngừng để cải thiện môi trường kinh doanh và thu hút thêm vốn FDI, Việt Nam có vị thế tốt để tận dụng các cơ hội trong năm 2023 và hơn thế nữa. Năm bản lề này có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với nền kinh tế Việt Nam, tiếp tục củng cố vị thế chủ chốt trên thị trường toàn cầu.
Triển vọng và định hình tương lai của FDI tại Việt Nam
Triển vọng phát triển trong tương lai
Triển vọng phát triển của FDI Việt Nam trong tương lai có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm xu hướng kinh tế toàn cầu, chính trị, công nghệ và xã hội.
Các quốc gia và doanh nghiệp có khả năng tiếp cận và áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ trở thành đối tác FDI hấp dẫn. Các ngành công nghiệp như trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT) hiện đang phát triển mạnh tại Việt Nam, có thể thu hút đầu tư của người nước ngoài.
Các chiến lược và chính sách để thu hút FDI bền vững
- Để thu hút FDI Việt Nam bền vững, các quốc gia thường áp dụng các chiến lược và chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi, an toàn và có lợi cho cả doanh nghiệp và cộng đồng. Tạo nhiều ưu đãi riêng cho doanh nghiệp.
- Thiết lập chính sách thuế hợp lý và có ưu đãi để làm hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Cung cấp các gói ưu đãi thuế dựa trên quy mô đầu tư, ngành công nghiệp, và mức độ hỗ trợ xã hội.
- Phát triển chính sách giáo dục và đào tạo để đảm bảo sẵn có lao động có kỹ năng phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp FDI. Hợp tác với các trường đại học và tổ chức đào tạo để đào tạo nhân sự chất lượng cao.
- Nhằm hợp tác kinh doanh tốt hơn, nên duy trì một môi trường kinh doanh ổn định và dựa trên quy tắc để tạo niềm tin và sự dựa cậy từ phía doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống pháp luật minh bạch và công bằng để giải quyết tranh chấp.
Quy trình, thủ tục thành lập FDI tại Việt Nam
Quy trình, thủ tục thành lập FDI tại Việt Nam
Quy trình và thủ tục để thành lập FDI tại Việt Nam thường phức tạp và yêu cầu sự tuân thủ các quy định pháp luật. Dưới đây là quy trình, thủ tục thành lập FDI tại Việt Nam ở 2 dạng cơ bản:
Thành lập doanh nghiệp FDI theo dạng đầu tư trực tiếp
Dưới đây là 5 bước thành lập doanh nghiệp fdi đầu tư theo dạng trực tiếp:
- Bước 1: Trên hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài, kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư.
- Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư nơi doanh nghiệp đặt vốn.
- Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khắc dấu pháp nhân
- Bước 4: Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ bán lẻ hàng hóa.
- Bước 5: Tiến hành mở tài khoản, sau đó chuyển vốn đầu tư trực tiếp.
- Bước 6: Hoàn thiện các thủ tục giấy tờ sau thành lập công ty.
Thành lập công ty tại Việt Nam, sau đó chuyển nhượng
Điều kiện để thành lập doanh nghiệp trong nước sau đó chuyển nhượng cũng có các bước như sau:
- Bước 1: Đăng ký mua phần mà bạn muốn vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam
- Bước 2: Tiến hành đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau đó, bổ sung thông tin nhà đầu tư nước ngoài.
Thành lập doanh nghiệp FDI tại công ty The Smile
Nếu doanh nghiệp bạn cảm thấy không đủ chuyên môn thực hiện các bước trên để thành lập công ty cho mình thì có thể tìm đến The Smile, chúng tôi sẽ trở thành quân sư và người hỗ trợ giúp bạn thành lập công ty thành công.
Thành lập doanh nghiệp FDI tại công ty The Smile
Chúng tôi có đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp, hơn 16 năm kinh nghiệm trong nghề nên am hiểu các giấy tờ, thủ tục, cách thức rút ngắn thời gian làm hồ sơ đem lại kết quả tốt nhất. Chúng tôi hỗ trợ các dịch vụ như:
Hỗ trợ thành lập doanh nghiệp FDI theo yêu cầu
Mục đích chính mà fdi đầu tư vào doanh nghiệp khác nhau do tùy quy mô, lĩnh vực, số vốn. Chính vì thế, mọi người cứ liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn quy trình phù hợp nhất với doanh nghiệp. Giúp việc kinh doanh của công ty nhanh chóng bắt đầu.
Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói
Dịch vụ kế toán trọn gói giúp doanh nghiệp giải quyết được quy trình báo cáo thuế, theo dõi được công nợ, theo dõi lượng hàng tồn kho, theo dõi được doanh thu, chi phí hàng tháng, quản trị kết quả kinh doanh trong tháng đó tốt hơn.
Hỗ trợ rà soát sổ sách kế toán
Chúng tôi sẽ theo sát doanh nghiệp fdi tại Việt Nam, đồng hành cùng doanh nghiệp rà soát sổ sách kế toán nhằm đảm bảo được dòng tiền ra vào hợp lý.
Hỗ trợ thủ tục liên quan tới lao động – BHXH
The Smile cung cấp Dịch vụ lao động – Bảo hiểm xã hội, tư vấn tổng quan về bảo hiểm giúp doanh nghiệp xây dựng chính sách lương, chi trả Bảo hiểm xã hội cho nhân viên theo đúng luật quy định
Kinh Nghiệm và Uy Tín Của The Smile
The Smile thành lập vào ngày 06/07/2007, hiện đang hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực kế toán và kê khai thuế. Có đầy đủ 4 chứng chỉ hành nghề được Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế công nhận.
Quy tụ đội ngũ giàu kinh nghiệm, The Smile đã cung cấp dịch vụ cho hơn +1000 doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hỗ trợ đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Quy trình hỗ trợ đăng ký đầu tư minh bạch, rõ ràng, khiến cho phía doanh nghiệp cảm thấy an tâm.
Một số khách hàng đã đồng hành cùng The Smile phải kể đến đó là: Prosound Center Vietnam, Powerland Vietnam, Appvity,…
Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về doanh nghiệp có vốn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.
FDI là viết tắt của từ gì?
FDI là viết tắt của từ Foreign Direct Investment, dịch ra tiếng Việt là “Đầu tư trực tiếp nước ngoài”. Nó nói tới một cá nhân hoặc tổ chức ở nước ngoài đầu tư tiền, nguồn lực hoặc một số tài sản khác vào Việt Nam.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI là gì?
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp được cá nhân, tổ chức từ các nước đầu tư trực tiếp, không phân biệt tỷ lệ góp vốn cụ thể.
Vai trò và đặc điểm của vốn đầu tư từ nước ngoài
Vốn đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ thúc đẩy kinh tế – xã hội của một quốc gia. Đặc điểm của loại vốn này như sau: Hỗ trợ cam kết dài hạn, kiểm soát và đóng vai trò có sức ảnh hưởng trong doanh nghiệp, thành lập doanh nghiệp mới và mua lại tài sản, chia sẻ các rủi ro và lợi ích cho doanh nghiệp.
Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI
Để thành lập FDI, mọi người cần thực hiện các thủ tục như sau:
Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân
- Bản sao căn cước, hộ chiếu.
- Số dư tài khoản phải tương ứng với vốn dự định thành lập công ty FDI.
Đối với nhà đầu tư nước ngoài là một tổ chức
Tài liệu xác nhận tư cách pháp lý hoặc bản sao giấy chứng nhận thành lập công ty.
Bảng báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của nhà đầu tư đó, có cam kết hỗ trợ tài chính từ công ty chủ quản, hỗ trợ tài chính cho tổ chức tài chính, bảo lãnh năng lực tài chính cho nhà đầu tư, có tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư.
Hồ sơ chứng minh công ty đó có trụ sở: Hợp đồng thuê nhà, bản sao công chứng hợp đồng cho thuê, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, nếu bên cho thuê đó là công ty thì cần có thêm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản.
Tổng kết
Bài viết trên đã giúp mọi người nắm được toàn bộ thông tin về FDI Việt Nam. Thông qua bài viết này, hy vọng mọi người hiểu rõ hơn về loại hình đầu tư FDI và có được những định hướng đúng đắn trong tương lai. Nếu bạn là doanh nghiệp đang có nhu cầu được hỗ trợ về vấn đề giấy tờ pháp lý đăng ký kinh doanh, thủ tục thành lập doanh nghiệp, thủ tục liên quan tới lao động và bảo hiểm xã hội… liên hệ ngay cho The Smile để được hỗ trợ nhanh chóng.