Chi phí hợp lý của doanh nghiệp là gì? Điều kiện khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN 2024

Chi phí hợp lý của doanh nghiệp là gì? Điều kiện khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN 2024
Chi phí hợp lý của doanh nghiệp là gì? Điều kiện khoản chi phí được trừ khi tính thuế TNDN 2024

Khi thành lập doanh nghiệp, có rất nhiều khoản chi phí cần chi mà có thể doanh nghiệp mới sẽ không nắm hết được. Nắm bắt được nhu cầu tìm hiểu chi phí hợp lý của doanh nghiệp, The Smile đã tổng hợp những thông tin cần thiết dưới đây. Hãy tham khảo ngay nhé. 

Tóm tắt ý chính

  • Chi phí hợp lý của doanh nghiệp là chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả cho mặt bằng, hàng hóa của ngành kinh doanh đó, chi phí nhân viên cùng một số chi phí khác.
  • Quy định chi phí khấu trừ doanh nghiệp thì được tính theo quy định tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC
  • Điều kiện về chi phí hợp lý của doanh nghiệp được quy định tại thông tư 96/2015/TT-BTC về việc trừ các khoản chi không được trừ theo quy định tại Khoản 2.

Chi phí hợp lý của doanh nghiệp là gì? Điều kiện và quy định các khoản chi phí được trừ mới nhất

Chi phí hợp lý của doanh nghiệp là gì? Điều kiện và quy định các khoản chi phí được trừ mới nhất

Theo đó, các chi phí hợp lý của doanh nghiệp là những khoản chi phí được sử dụng trong hoạt động kinh doanh, sản xuất, chi phí tiền lương nhân viên, nợ cấp, phí thuê mặt bằng, phí thuê tài sản, phí sửa chữa, chi phí khấu hao tài sản cố định, nguyên vật liệu, công cụ, cơ sở vật chất, phát sinh khoản chi phí khác…Điều kiện và quy định các khoản chi phí được trừ mới nhất sẽ như sau: 

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC thì: 

  • Điều 6: Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
  • Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 của Điều này, doanh nghiệp có thể trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
  • a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
  • Theo đó, để được ghi nhận chi phí hợp lý trong trường hợp tính thuế thu nhập doanh nghiệp thông thường, công ty cần đáp ứng các điều kiện cơ bản nêu trên.
  • Điều kiện thứ nhất liên quan đến việc công ty cung cấp các chứng từ, hồ sơ, tài liệu chứng minh về việc khoản chi có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty.
  • Đối với điều kiện thứ ba, chỉ áp dụng khi khoản chi có hóa đơn, còn các trường hợp doanh nghiệp chi không có hóa đơn thì không cần xem xét điều kiện này.
  • Ngoài ra,  đối với trường hợp công ty đặc thù được hướng dẫn tại Khoản 2 của quy định trên.

Cũng theo đó, chi phí tổ chức liên hoan cho người lao động có hợp đồng lao động khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC

Quy định về các khoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp được khấu trừ dựa trên Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC).

Chi phí hợp lý (chi phí được trừ) là gì?

Chi phí hợp lý (chi phí được trừ) là gì?

Từ những nội dung mà The Smile cập nhật bên trên, chúng ta có thể hiểu được chi phí hợp lý khi tính thuế(chi phí được trừ) là các khoản phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế và tính thuế thu nhập doanh nghiệp. 

  • Theo đó, Pháp luật thuế không cung cấp định nghĩa chính xác về loại chi phí này, và điều này hoàn toàn hợp lý do sự đa dạng và phức tạp của các loại chi phí có thể phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.
  • Trong thực tế, việc quyết định xem việc hạch toán vào chi phí có thể được trừ hay không thường phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm mục đích sử dụng của khoản chi, tính hợp lý và phù hợp với hoạt động kinh doanh, cũng như sự tuân thủ các quy định về chứng từ, hoá đơn và tài liệu hợp pháp khác.
  • Do đó, mặc dù không có định nghĩa cụ thể về chi phí hợp lý, các doanh nghiệp cần phải thận trọng và tuân thủ các quy định của pháp luật thuế khi xác định và ghi nhận các khoản chi phí trong quá trình tính toán thuế.

Điều kiện đối với khoản chi được trừ (chi phí hợp lý) của doanh nghiệp

Theo thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về việc trừ các khoản chi không được trừ theo quy định tại Khoản 2 của Điều này, doanh nghiệp sẽ được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ 03 điều kiện sau:

  • Điều kiện 1: Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Điều kiện 2: Khoản chi thực hiện trong năm tính thuế phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Điều kiện 3: Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật thuế GTGT.

Nhìn chung, chi phí hợp lý của doanh nghiệp chỉ được trừ nếu khoản chi đó phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp.

Lưu ý:

  • Trong trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ mà từng lần mua có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Trong trường hợp khi thanh toán mà doanh nghiệp được tính không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt.

Các khoản chi phí hợp lý được trừ của doanh nghiệp khi tính thuế tndn

Các khoản chi phí hợp lý được trừ của doanh nghiệp khi tính thuế tndn

Chi phí hợp lý của doanh nghiệp được trừ khi tính thuế tndn sẽ tuân theo các văn bản pháp luật như sau: 

  • Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp 2008.
  • Thông tư 96/2015/TT-BTC, được ban hành ngày 22/06/2015.
  • Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-VPQH về Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp, ban hành ngày 29/12/2022.

Ngoài ra, còn có các văn bản pháp luật khác liên quan đến lĩnh vực này như các Nghị định, Quyết định, và các thông tư hướng dẫn cụ thể khác từ Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng có liên quan. Đây đều là những văn bản quan trọng định hình và điều chỉnh chính sách thuế TNDN tại Việt Nam.

Cũng theo quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC và Khoản 1 Điều 9 của Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-VPQH, các chi phí được khấu trừ khi tính thuế TNDN bao gồm:

  • Nếu khoản chi có tính chất thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm cả khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp và khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.
  • Đối với chi phí có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên, cần phải có chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt, trừ các trường hợp cơ quan thuế không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN 

Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN 

Theo quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC và Khoản 2 Điều 9 của Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-VPQ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, các chi phí không được khấu trừ khi tính thuế TNDN bao gồm:

  • Khoản chi phí hoặc phân bổ không đáp ứng đủ các điều kiện như chi khoản phí được khấu trừ như đã nêu tại Khoản 1 Điều 9 của Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-VPQH (đã được trình bày trước đó), trừ phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp khác không được bồi thường;
  • Khoản trích khấu hao tài sản cố định đối với doanh nghiệp không tuân thủ quy định của pháp luật;
  • Khoản trích trước vào chi phí không tuân thủ quy định của pháp luật;
  • Khoản tiền phạt do vi phạm hành chính;
  • Khoản chi được bù đắp bằng nguồn kinh phí khác;
  • Phần chi vượt mức quy định về trích lập dự phòng;
  • Phần chi quản lý kinh doanh vượt mức tính theo phương pháp phân bổ do pháp luật Việt Nam quy định;
  • Phần chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp mua hàng hóa không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố;
  • Khoản tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật;
  • Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; thù lao trả cho sáng lập viên doanh nghiệp không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh;
  • Phần chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu;
  • Phần thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng nộp theo phương pháp khấu trừ, thuế thu nhập doanh nghiệp;
  • Khoản tài trợ, trừ tài trợ cho các mục đích như giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật;
  • Phần trích nộp vào quỹ hưu trí tự nguyện hoặc quỹ an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động vượt mức quy định;
  • Các khoản chi liên quan đến hoạt động kinh doanh đặc thù như ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán và một số hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Bộ Tài chính.

Lưu ý khi xác định chi phí hợp lý của doanh nghiệp

Trong quá trình xác định các chi phí được khấu trừ khi tính thuế TNDN, cần chú ý đến các vấn đề sau:

  • Các chi phí được khấu trừ phải được hạch toán đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật thuế và các cơ quan có thẩm quyền về kế toán.
  • Phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp chứng minh các khoản chi phí được khấu trừ khi tính thuế TNDN theo quy định của pháp luật.
  • Các chi phí phát sinh trong kỳ tính thuế phải là hợp lý, thực tế.
  • Khi có các khoản chi bằng ngoại tệ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cần quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh khoản chi phí tính là chi phí hợp lý.
  • Các chi phí được khấu trừ khi tính thuế TNDN đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp của doanh nghiệp. Do đó, khi doanh nghiệp được tính thuế TNDN, cần lưu ý đặc biệt để đảm bảo được khấu trừ một cách hợp lý, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và đồng thời tuân thủ đúng quy định của pháp luật.

Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về chi phí hợp lý của doanh nghiệp và một số giải đáp chi tiết. 

Chi phí hợp lý (Chi phí được trừ) của doanh nghiệp là gì?

Chi phí hợp lý của doanh nghiệp là những chi phí cần thiết trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, bao gồm chi phí tiền lương, các khoản trợ cấp, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí cho nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và các khoản chi phí khác liên quan. Đồng thời, các chi phí này cần phải được chứng minh đầy đủ bằng hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Chiết khấu thanh toán có được tính vào chi phí được trừ?

Chiết khấu thanh toán sẽ được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp. Quy định về việc nộp thuế Thu nhập cá nhân đối với bên nhận Chiết khấu thanh toán sẽ được áp dụng.

Xuất hóa đơn sai thời điểm bên mua có được đưa vào chi phí hợp lý được trừ?

Doanh nghiệp vẫn có thể đưa các hóa đơn đầu vào xuất sai thời điểm vào chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Đồng thời, nếu việc mua bán được thực hiện đúng thực tế và đáp ứng các điều kiện sau: có hóa đơn, chứng từ thanh toán đầy đủ và bên bán đã kê khai, nộp thuế đầy đủ, thì các hóa đơn này cũng có thể được kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào mang tính chính xác.

Những nội dung trên đã giúp mọi người nắm được thông tin chi tiết về chi phí hợp lý của doanh nghiệp cùng một số điều kiện khoản chi phí trừ khi tính thuế TNCN mới nhất năm nay. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ kế toán để được hỗ trợ tư vấn, xuất hóa đơn điện tử, kê khai thuế đầy đủ thì liên hệ ngay cho The Smile nhé. 

Sử Dụng Dịch Vụ Kế Toán, Báo Cáo Thuế Trọn Gói Tại The Smile

Với đầy đủ 4 chứng chỉ hành nghề về kế toán và đại lý thuế. The Smile tự hào khẳng định: Chúng tôi là một trong số ít những công ty được Bộ Tài Chính và Tổng Cục Thuế công nhận đủ tiêu chuẩn hành nghề về dịch vụ kế toán, thành lập doanh nghiệp. Sở hữu đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm với các nhân sự chủ chốt có hơn 10 – 15 năm kinh nghiệm, The Smile đã cung cấp giải pháp và dịch vụ cho 1000+ doanh nghiệp (ký Hợp đồng dịch vụ trên 3 năm).

Tổng quan về The Smile

The Smile là đơn vị có trên 16 năm kinh nghiệm (thành lập 06/07/2007) hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực Kế toán – kê khai thuế, có đầy đủ 4 chứng chỉ hành nghề được Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế công nhận. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp – kế toán và báo cáo thuế cho hơn 1000+ doanh nghiệp (ký Hợp đồng dịch vụ trên 3 năm). Nhiều cá nhân, cửa hàng cũng đã sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể và kế toán cho hộ kinh doanh của chúng tôi.

Xem thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói

Khách hàng đã thành công với The Smile

1. Khách hàng: Prosound Center Vietnam 

Prosound Center Vietnam, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc và thiết bị âm thanh hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 3 năm hợp tác chặt chẽ với The Smile – công ty kế toán thuế uy tín, Prosound Center Vietnam đã trải qua những chặng đường thuế vụ phức tạp và luôn tin tưởng vào sự chuyên nghiệp và hiệu quả của đội ngũ The Smile.

2.  Khách hàng:  Powerland Vietnam

Powerland Vietnam, một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và thiết bị điện tử tại Việt Nam. Đã có một chặng đường đầy thách thức và thành công kéo dài đến 12 năm hợp tác đáng kể giữa Powerland Vietnam và The Smile – một đối tác kế toán đáng tin cậy. 

3. Khách hàng: Appvity

Appvity, một doanh nghiệp đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ và ứng dụng tại Việt Nam. Trải qua 5 năm sử dụng dịch vụ kế toán của The Smile, Appvity đã xây dựng một mối quan hệ đồng hành đáng tin cậy và an tâm.

>>> Xem thêm: Khách hàng đã thành công cùng The Smile

Liên hệ The Smile ngay!

Email: admin@thesmile.vn
Điện thoại: 1900 8888 72
Zalo: 0918 020 040

Văn phòng 1: LP-03.16 toà Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Bình Thạnh, TP.HCM
Văn phòng 2: 27 (R4-83) Hưng Gia 1, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
Văn phòng 3: 106/19B Lưu Chí Hiếu, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM

Xem thêm: Công ty thương mại dịch vụ là gì? Điều kiện thành lập & thủ tục hồ sơ

Đăng ký tư vấn dịch vụ

Kiểm duyệt nội dung

Lê Thị Lực
Lê Thị Lực

Chị Lê Thị Lực là chuyên gia tài chính và kế toán có hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán thuế, hiện đang đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng Kế toán và kiểm soát nội bộ của Công ty The Smile. Với nghiệp vụ vững chắc trong lĩnh vực kế toán thuế, chị Lực đã tư vấn và thực hiện nghiệp vụ kế toán cho rất nhiều doanh nghiệp.

Linked-in
Bài viết này hữu ích cho bạn chứ? Hãy để lại đánh giá bạn nhé.
5.0
1 đánh giá
  • Chọn đánh giá
Linh 17-04-2024 lúc 20:06
Tốt