Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp mới [Cập nhật 2024]

thủ tục thành lập doanh nghiệp
Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp mới [Cập nhật 2024]

Việc làm thủ tục thành lập doanh nghiệp là bước đầu tiên khi bất cứ tổ chức hay cá nhân nào muốn thành lập công ty. Quá trình làm thủ tục phải được thực hiện theo đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngay sau đây, bạn hãy cùng The Smile tìm hiểu về quá trình làm thủ tục thành lập công ty theo đúng quy định của pháp luật nhé!

Tóm tắt ý chính

  • Chủ sở hữu muốn thành lập doanh nghiệp khi: đối tượng là thương nhân, có nhu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng,…
  • Khi thành lập doanh nghiệp, chủ thể cần bảo đảm các yêu cầu cơ bản như: đủ độ tuổi quy định, ngành nghề kinh doanh, địa điểm đặt cơ sở chính cho công ty,…
  • Việc thành lập doanh nghiệp diễn ra 4 bước cơ bản và chủ doanh nghiệp cần phải tuân thủ, thực hiện theo đúng quy định.
  • Hiện nay, pháp luật cho phép việc cá nhân hay tổ chức thành lập công ty cần phải không cần có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
  • Dịch vụ The Smile là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các gói dịch vụ làm thủ tục, hồ sơ liên quan đến thành lập công ty và dịch vụ kế toán-thuế chất lượng và uy tín.

Khi nào cần thành lập công ty?

Thành lập công ty là việc rất quan trọng khi cá nhân hay tổ chức bắt đầu kinh doanh hoặc hợp pháp hóa hình thức kinh doanh. Như vậy, cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty trong các trường hợp như:

  • Khách hàng yêu cầu xuất hóa đơn giá tăng khấu trừ.
  • Các nhà cung cấp hoặc đối tác cần ký hợp đồng với đơn vị đã có tư cách pháp nhân.
  • Doanh nghiệp hạch toán hoạt động kinh doanh rõ ràng và bài bản, phù hợp với quy định của pháp luật.
thủ tục thành lập doanh nghiệp

Những quy định pháp luật khi thành lập công ty

Theo luật doanh nghiệp của Việt Nam, bất cứ cá nhân, tổ chức nào trong và ngoài nước muốn thành lập công ty phải tuân thủ các quy định sau:

  • Chủ sở hữu, thành viên và cổ đông phải đủ 18 tuổi.
  • Tổ chức không thuộc đối tượng cấm thành lập doanh nghiệp.
  • Thành lập doanh nghiệp ở bất kì tỉnh thành nào mà không bị hạn chế đăng ký thường trú hoặc hộ khẩu.
  • Ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt thì luật pháp không quy định một người là chủ sở hữu bao nhiêu công ty. Bên cạnh đó, khi thành lập công ty không yêu cầu bằng cấp, vốn đối với chủ thể.

Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp chi tiết nhất năm 2024

Quy trình thủ tục thành lập doanh nghiệp được áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp. Dưới đây là quy trình chung:

Bước 1: Chuẩn bị những thông tin cần thiết trước khi thành lập doanh nghiệp

Đây là bước đầu tiên trước khi soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp, luật sư và các bên liên quan xác định những thông tin cần thiết khi thành lập công ty. Các thông tin đó bao gồm:

  • Lựa chọn loại hình doanh nghiệp: Để lựa chọn được loại hình phù hợp thì chủ sở hữu cần cân nhắc các yếu tố như thuế, trách nhiệm pháp lý, quy mô doanh nghiệp để thu hút nhà đầu tư, khả năng chuyển nhượng.
  • Lựa chọn ngành nghề kinh doanh: Doanh nghiệp có thể kinh doanh các loại ngành nghề nào không thuộc ngành nghề bị cấm theo quy định pháp luật. Đồng thời, tổ chức xác định sản phẩm hay dịch vụ sẽ kinh doanh, sản phẩm hoặc dịch vụ này phải đảm bảo thể hiện được trên đơn giá trị gia tăng cho người bán hàng.
  • Đặt tên công ty: Khi đặt tên, chủ doanh nghiệp không được đặt tên trùng với tên công ty khác, tên phải ngắn gọn và dễ phát âm.
  • Xác định địa chỉ trụ sở công ty: Địa chỉ được xác định gồm: số nhà, ngách, ngõ phố, đường, số điện thoại, số fax và địa chỉ thư điện tử.
  • Xác định thành viên và cổ đông góp vốn: Thành viên góp vốn là một trong những chủ sở hữu của công ty. Bạn cần liệt kê ra được công ty có bao nhiêu thành viên tham gia góp vốn, số vốn mỗi thành viên đóng góp và tỷ lệ cổ phần của mỗi thành viên so với tổng cổ phần là bao nhiêu. Thành viên có vốn góp nhiều nhất sẽ có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất
  • Xác định vốn điều lệ: Đây là số vốn mà do các thành viên hoặc cổ đông cam kết góp trong thời gian nhất định và được ghi vào điều lệ của công ty. Dựa trên vốn điều lệ mỗi thành viên sẽ có mức thuế môn bài khác nhau.
  • Xác định người đại diện pháp luật: Vai trò của người đại diện pháp luật là đại diện công ty để thực hiện các giao dịch với đối tác và khách hàng. Thông thường người đại diện là tổng giám đốc, giám đốc hoặc các vị trí tương đương.
thủ tục thành lập doanh nghiệp

Bước 2: Gửi hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền sau khi soạn thảo đầy đủ

Sau khi bạn hoàn thành các thông tin cần thiết để thành lập doanh nghiệp, bạn sẽ tổng hợp và soạn thảo hồ sơ. Đối với mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có những hồ sơ tài liệu khác nhau. Tuy nhiên cần có một số giấy tờ bắt buộc như:

  • Giấy đề nghị đăng ký công ty: Đây là loại văn bản chứa nội dung đề nghị đăng ký thành lập công ty.
  • Điều lệ công ty: Là loại văn bản chứa nội dung vốn điều lệ giữa các chủ sở hữu của công ty, mẫu được quy định tại pháp luật.
  • Danh sách các thành viên hoặc cổ đông của công ty: Bản danh sách này bao gồm các thông tin cơ bản và số vốn góp của các thành viên khi tham gia thành lập công ty.
  • Bản sao giấy tờ tùy thân của thành viên hoặc cổ đông góp vốn: Chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị các bản sao có công chứng của các thành viên hoặc cổ đông góp vốn. Những bản sao này phải còn thời hạn sử dụng và in rõ thông tin của thành viên.
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu công ty có yếu tố được đầu từ nước ngoài: Nếu doanh nghiệp có sự thành viên hoặc tham gia vốn góp đầu tư từ nước người thì cần giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Nếu bạn đang kinh doanh ngành nghề có điều kiện tại Việt Nam thì cần phải có giấy chứng nhận đặc biệt. Chẳng hạn như đối với ngành thực phẩm cần có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, ngành xuất khẩu đối với doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu, chuỗi cung ứng.
Quy trình làm thủ tục thành lập doanh nghiệp

Bước 3: Nhận kết quả và thông cáo

Sau 03 ngày kể từ khi nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền hoặc nộp qua cổng thông tin chính phủ bạn sẽ được nhận kết quả của hồ sơ. Thời gian nhận giấy tờ thường sẽ lâu vì được giao chuyển qua đường bưu điện. Đồng thời, trong thời gian này cơ quan tiếp nhận hồ sơ của bạn sẽ đăng thông cáo trong trường hợp bạn đã nộp lệ phí nộp hồ sơ.

Bước 4: Tiến hành làm dấu mộc công ty

Con dấu của doanh nghiệp là phương tiện để giúp văn bản, giấy tờ của doanh nghiệp có hiệu lực. Không những vậy, các văn bản, giấy tờ có dấu mộc sẽ có giá trị pháp lý về thẩm quyền. Dấu mộc còn có ý nghĩa thể hiện vị trí pháp lý và giá trị pháp lý ngay sau khi sau văn bản được đóng dấu. Để làm được con dấu, bạn thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bước 1: Thiết kế mẫu dấu: Trước khi tiến hành khắc con dấu, bạn cần lên ý tưởng khắc con dấu. Bạn có thể tự khắc con dấu hoặc thuê đơn vị bên ngoài thiết kế mẫu cho phù hợp với định hướng công ty hướng tới.
  • Bước 2: Khắc dấu: Bạn mang một bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mẫu thiết kế con dấu sẵn tới địa điểm khắc dấu. Sau đó đơn vị thực hiện tạo và thiết kế con dấu cho công ty.
  • Bước 3: Nhận con dấu pháp nhân: Khi đến nhận con dấu, người đại diện phải đem theo bản gốc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.Trong trường hợp người đại diện của doanh nghiệp không thể đến nhận con dấu thì có thể ủy quyền người khác đến nhận con dấu.

Bước 5: Thực hiện thủ tục sau thành lập

Sau khi doanh nghiệp đã nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và con dấu từ cơ quan làm hồ sơ, công ty thực hiện các công ty sau khi thành lập như:

  • Treo bảng hiệu trụ sở công ty: Bảng hiệu phải đảm bảo các thông tin tên công ty, mã số thuế và địa chỉ.
  • Đăng ký chữ ký số: Là loại chữ ký có thể doanh nghiệp sử dụng để ký tất cả văn bản, giấy tờ dưới dạng văn bản điện tử. Những tài liệu có chữ ký số đều có giá trị như chữ ký thông thường.
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng: Mỗi doanh nghiệp cần có tài khoản ngân hàng riêng, tài khoản phải được đứng tên theo doanh nghiệp.
  • Đăng ký thuế qua mạng: Doanh nghiệp sẽ đăng nhập vào hệ thống thuế điện tử để tiến hành đăng ký các giấy tờ liên quan đến thuế, tài khoản đăng nhập phải được nhà nước công nhận.
  • Đăng ký phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): Chủ sở hữu tiến hành đăng ký thuế với cơ quan thuế trong khoảng thời gian nhất định. Bạn sẽ thực hiện việc đăng ký thông qua hệ thống nộp thuế của chính phủ.
thủ tục thành lập doanh nghiệp

Những câu hỏi liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp khi các các nhận tổ chức làm thủ tục thành lập doanh nghiệp.

Mở công ty có cần hộ khẩu thường trú hay không?

Không cần. Vì hiện nay, pháp luật cho phép việc cá nhân hay tổ chức thành lập công ty không cần có hộ khẩu thường trú tại địa phương, nơi mà công ty sẽ đặt trụ sở tại đó. Chủ doanh nghiệp có thể thành lập công ty tại bất cứ tỉnh hoặc thành phố nào phù hợp với số vốn và điều kiện kinh doanh của công ty.

Địa điểm nộp hồ sơ thành lập công ty ở đâu?

Chủ doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ đề nghị xin cấp phép thành lập công ty cho phòng đăng ký kinh doanh thuộc sở kế hoạch và đầu tư. Tại đây, các bộ phận phòng ban sẽ tiến hành sàng lọc và xem xét duyệt những hồ sơ hợp lệ.

thủ tục thành lập doanh nghiệp

Có thể đăng ký chung cư làm trụ sở doanh nghiệp hay không?

Căn cứ luật pháp cho rằng chung cư hoặc nhà riêng lẻ xây dựng sẽ không được dùng để làm trụ sở công ty. Do vậy, chủ doanh nghiệp nên tìm những địa điểm có chức năng làm văn phòng làm văn phòng để làm trụ sở chính công ty.

Hỗ trợ làm hồ sơ thành lập công ty uy tín cùng The Smile

The Smile là công ty chuyên làm các dịch vụ liên quan đến thành lập doanh nghiệp uy tín và chất lượng trên thị trường hiện nay. Là đơn vị có đầy đủ 4 chứng chỉ hành nghề được Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế công nhận.

Dịch vụ thành lập công ty tại The Smile có điểm gì nổi bật?

The Smile là đơn vị có hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, trong suốt quá trình hoạt động đơn vị đã đạt được những thành tựu to lớn. Công ty được nhiều khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ cũng như đội ngũ nhân sự làm việc. Công ty cam kết mang đến những trải nghiệm tốt khi khách hàng sử dụng dịch vụ:

  • Thời gian làm thủ tục, hồ sơ nhanh chóng.
  • Giấy chứng nhận được giao phát qua hình thức chuyển phát nhanh nên khách hàng không cần trực tiếp tới công ty.
  • Đội ngũ nhân viên lành nghề, sẵn sàng tư vấn các gói dịch vụ phù hợp với tài chính của khách hàng.
  • Quy trình kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt nhằm đảm bảo những quyền lợi cho khách hàng.
  • Bên cạnh làm thủ tục hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, đơn vị còn có dịch vụ kế toán thuế.
thời gian làm thủ tục thành lập doanh nghiệp

Hồ sơ năng lực của The Smile

Được thành lập vào ngày 06/07/2007, The Smile đã có hơn 16 kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán-kê khai thuế và một số dịch vụ liên quan đến thành lập doanh nghiệp. Đơn vị là một trong những doanh nghiệp sở hữu 4 chứng chỉ hành nghề được bộ Tài chính, Tổng cục thuế cấp phép.

Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã cung cấp Dịch vụ thành lập doanh nghiệp cũng như hộ kinh doanh nhanh chóng uy tín, cùng với dịch vụ kế toán thuế cho hơn 1000+ doanh nghiệp (ký Hợp đồng dịch vụ trên 3 năm). Ngoài ra nhiều cá nhân, cửa hàng cũng đã sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể trọn gói và kế toán cho hộ kinh doanh của chúng tôi.

Xem Thêm: Hồ sơ năng lực và giải thưởng của The Smile

Khách hàng đã thành công với The Smile

1. Khách hàng: Prosound Center Vietnam 

Prosound Center Vietnam, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc và thiết bị âm thanh hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 3 năm hợp tác chặt chẽ với The Smile – công ty kế toán thuế uy tín, Prosound Center Vietnam đã trải qua những chặng đường thuế vụ phức tạp và luôn tin tưởng vào sự chuyên nghiệp và hiệu quả của đội ngũ The Smile.

2.  Khách hàng:  Powerland Vietnam

Powerland Vietnam, một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và thiết bị điện tử tại Việt Nam. Đã có một chặng đường đầy thách thức và thành công kéo dài đến 12 năm hợp tác đáng kể giữa Powerland Vietnam và Công Ty Kế Toán The Smile – một đối tác kế toán đáng tin cậy. 

3. Khách hàng: Appvity

Appvity, một doanh nghiệp đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ và ứng dụng tại Việt Nam. Trải qua 5 năm sử dụng dịch vụ kế toán của The Smile, Appvity đã xây dựng một mối quan hệ đồng hành đáng tin cậy và an tâm.

Xem thêm: Khách hàng đã thành công cùng The Smile

Nhìn chung, thủ tục thành lập doanh nghiệp là yếu tố bắt buộc khi thành lập công ty. Quy trình làm thủ tục phải được thực hiện theo đúng quy định của nhà nước. Hy vọng qua những thông tin đã chia sẻ, bạn đã thêm kiến thức cũng như các bước để làm thủ tục thành lập doanh nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ đăng ký thành lập công ty, hãy liên hệ ngay đến The Smile để được tư vấn miễn phí nhé!

>>>> Xem thêm tại:

thủ tục thành lập doanh nghiệp

Các dịch vụ tại The Smile:

  • Kế toán trọn gói.
  • Thành lập doanh nghiệp.
  • Rà soát sổ sách Kế toán.
  • Lao động – BHXH.

Chúng tôi cung cấp Giải pháp Kế toán – Thuế toàn diện, kiểm soát rủi ro để doanh nghiệp an tâm tăng trưởng. Liên hệ The Smile ngay!

Email: admin@thesmile.vn

Điện thoại: 1900 8888 72

Zalo: 0918 020 040

Văn phòng 1:

LP-03.16 toà Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Bình Thạnh, TP.HCM

Văn phòng 2:

27 (R4-83) Hưng Gia 1, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM

Văn phòng 3:

106/19B Lưu Chí Hiếu, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM

Đăng ký tư vấn dịch vụ

Kiểm duyệt nội dung

Lê Thị Lực
Lê Thị Lực

Chị Lê Thị Lực là chuyên gia tài chính và kế toán có hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán thuế, hiện đang đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng Kế toán và kiểm soát nội bộ của Công ty The Smile. Với nghiệp vụ vững chắc trong lĩnh vực kế toán thuế, chị Lực đã tư vấn và thực hiện nghiệp vụ kế toán cho rất nhiều doanh nghiệp.

Linked-in
Bài viết này hữu ích cho bạn chứ? Hãy để lại đánh giá bạn nhé.
0
0 đánh giá
  • Chọn đánh giá