Đăng ký vốn điều lệ cao có ảnh hưởng đến thuế không và để vốn điều lệ như thế nào là câu hỏi của không ít chủ doanh nghiệp khi bắt đầu kinh doanh. Bởi việc quyết định đăng ký vốn là một quá trình phải xem xét kỹ lưỡng. Vì vậy, The Smile sẽ cùng bạn đi tìm câu trả lời cho vấn đề nên để vốn điều lệ cao hay thấp trong bài viết này.
Tóm tắt bài viết:
- Vốn điều lệ là cam kết tài chính của các thành viên trong công ty.
- Vốn quá thấp hoặc quá cao sẽ có ảnh hưởng nhất định đến doanh nghiệp.
- Các phương pháp tăng giảm vốn điều lệ cho các loại doanh nghiệp khác nhau.
- Vốn điều lệ ảnh hưởng đến khả năng và quy mô hoạt động, cam kết của công ty và quy mô kinh doanh.
- Vốn điều lệ không cần chứng minh cụ thể, nhưng phải đảm bảo góp đủ theo quy định.
Tìm hiểu chung về vốn điều lệ
Vốn điều lệ là một khái niệm quan trọng trong việc xác định trách nhiệm, hoạt động và quy mô của một công ty. Vốn này thể hiện tổng giá trị tài sản mà các thành viên hoặc cổ đông cam kết góp vào công ty khi thành lập. Đồng thời đây cũng là số tiền hoặc giá trị tài sản mà các chủ sở hữu công ty cam kết đầu tư để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh.
Trong trường hợp các doanh nghiệp không yêu cầu vốn pháp định cao, việc đăng ký vốn điều lệ có thể linh hoạt. Chủ doanh nghiệp đăng ký phù hợp với quy mô và mục tiêu kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, đối với những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định cụ thể, vốn điều lệ phải đủ lớn để đảm bảo hoạt động của công ty và tuân thủ quy định pháp luật.
Vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng cho các doanh nghiệp với những ý nghĩa sau:
- Vốn thể hiện sự cam kết của các thành viên trong công ty đối với khách hàng, đối tác và chính doanh nghiệp.
- Đây là nguồn cung cấp vốn ban đầu để công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh.
- Vốn điều lệ là cơ sở để phân chia lợi nhuận giữa các thành viên tham gia góp vốn.
- Mức độ vốn điều lệ sẽ phản ánh quy mô và khả năng tài chính của công ty.
Nên để vốn điều lệ cao hay thấp là hợp lý?
Việc xác định mức vốn điều lệ hợp lý phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và mục tiêu của công ty. Tuy nhiên, doanh nghiệp không nên lựa chọn mức vốn quá thấp hoặc quá cao. Bởi việc chọn vốn có những lí do sau:
- Vốn điều lệ quá thấp: Nếu vốn điều lệ quá thấp, công ty không thể thể hiện được tiềm năng tài chính và quy mô của mình. Điều này có thể gây thiếu tin tưởng và e ngại từ phía khách hàng và đối tác về khả năng và độ tin cậy của công ty.
- Khó khăn trong việc vay vốn: Nếu vốn điều lệ quá thấp, công ty có thể gặp khó khăn trong việc thuyết phục ngân hàng cho vay vốn. Ngân hàng thường không dám đảm bảo các khoản vay vượt quá mức vốn điều lệ của công ty. Điều này dẫn đến hạn chế tài chính và khả năng mở rộng hoạt động kinh doanh.
- Ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh: Nếu vốn điều lệ thấp trong khi chi phí hoạt động cao, công ty sẽ gặp khó khăn trong việc đảm bảo vốn để duy trì doanh nghiệp. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và thành công của công ty.
- Vốn điều lệ quá cao: Mức vốn điều lệ quá cao sẽ dẫn đến việc phải đóng số thuế môn bài lớn hơn. Đồng thời, trách nhiệm vật chất mà chủ doanh nghiệp và các thành viên trong công ty phải chịu cũng tăng.
Những trường hợp tăng giảm vốn điều lệ
Việc tăng giảm vốn điều lệ phụ thuộc vào các yếu tố như mục tiêu kinh doanh, nhu cầu tài chính và tình hình hoạt động của công ty. Quyết định này thường được đưa ra sau sự xem xét kỹ lưỡng và đánh giá nhiều yếu tố liên quan. Các doanh nghiệp có thể tham khảo những trường hợp dưới đây để lựa chọn tăng vốn phù hợp.
Đối với công ty cổ phần
Nhiều bạn thường thắc mắc rằng ở các công ty cổ phần, vốn điều lệ cao để làm gì? Đối với các công ty cổ phần, việc tăng vốn điều lệ có thể được thực hiện thông qua các trường hợp sau:
- Bán cổ phần cho những cổ đông đang hiện hữu: Điều này cho phép cổ đông hiện có mua thêm cổ phần để gia tăng sở hữu và đóng góp tài chính cho công ty.
- Chào bán cổ phần riêng lẻ: Việc chào bán này thường liên quan đến việc xác định giá trị cổ phần và tiến hành thỏa thuận mua bán trực tiếp với các nhà đầu tư.
- Chào bán cổ phần ra công chúng: Công ty chào bán thông qua quá trình IPO (Initial Public Offering). Điều này cho phép doanh nghiệp niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và thu hút vốn từ các nhà đầu tư công chúng.
Còn đối với việc giảm điều lệ, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện trong một số trường hợp sau:
- Hoàn trả vốn cho cổ đông: Đây là quá trình hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông dựa vào tỷ lệ sở hữu cổ phần. Điều này thường áp dụng khi công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong ít nhất 2 năm và đáp ứng các yêu cầu tài chính cần thiết.
- Mua lại cổ phần đã bán: Công ty có thể mua lại cổ phần đã bán cho cổ đông dựa theo những quy định cụ thể.
- Không thanh toán đầy đủ và đúng hạn: Trong trường hợp các cổ đông không thực hiện thanh toán đúng theo quy định tại Điều 113 của Luật Doanh nghiệp 2020. Công ty có thể giảm vốn điều lệ để điều chỉnh tình hình tài chính và quyền lợi của các cổ đông khác.
Đối với công ty TNHH 1 thành viên
Việc tăng giảm vốn điều lệ trong công ty TNHH 1 thành viên phụ thuộc vào quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp và cần tuân thủ quy trình pháp lý. Quyết định cần được thông qua các cuộc họp hoặc quyết định bằng văn bản và thực hiện đúng quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và các quy định liên quan khác.
Tăng vốn điều lệ: Doanh nghiệp có thể góp thêm vốn hoặc huy động thêm vốn góp của người khác.
Giảm vốn điều lệ:
- Hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu công ty: Công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong thời gian ít nhất 2 năm. Đồng thời, đơn vị đáp ứng các yêu cầu tài chính cần thiết, chủ sở hữu công ty có thể quyết định giảm vốn điều lệ bằng cách hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty. Sau khi hoàn trả vốn góp, doanh nghiệp cần đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác.
- Vốn điều lệ không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn: Bạn không thực hiện thanh toán theo quy định pháp luật. Doanh nghiệp có thể giảm vốn điều lệ để điều chỉnh tình hình tài chính và quyền lợi của chủ sở hữu công ty.
Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên
Trong trường hợp của công ty TNHH 2 thành viên trở lên, việc tăng giảm vốn điều lệ có thể được thực hiện như sau:
Tăng vốn điều lệ:
- Doanh nghiệp có thể tăng vốn điều lệ bằng cách yêu cầu các thành viên góp thêm vốn vào công ty.
- Doanh nghiệp có thể tiếp nhận vốn góp từ thành viên mới để tăng vốn điều lệ.
Giảm vốn điều lệ:
- Doanh nghiệp có thể hoàn trả một phần vốn góp cho các thành viên.
- Doanh nghiệp có thể lựa chọn mua lại phần vốn góp từ thành viên.
- Vốn điều lệ không được thanh toán đầy đủ và đúng hạn.
Đối với công ty hợp danh
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty hợp danh cũng có khả năng thay đổi vốn điều lệ để phù hợp với nhu cầu và tình hình kinh doanh. Việc tăng giảm vốn điều lệ trong công ty hợp danh có thể được thực hiện theo các phương pháp sau đây.
- Doanh nghiệp tiếp nhận thêm thành viên hợp danh/ thành viên góp vốn
- Doanh nghiệp thực hiện việc chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
Vốn điều lệ ảnh hưởng như thế nào đến doanh nghiệp?
Vốn điều lệ cao có ảnh hướng đến thuế, đóng vai trò lớn đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp. Vậy bạn nên để vốn điều lệ cao hay thấp? Vốn có ảnh hưởng đáng kể đến sự phát triển và hoạt động của doanh nghiệp thông qua các khía cạnh sau:
- Mức độ vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng của doanh nghiệp. Đó là khả năng trong việc đảm bảo thanh toán các khoản nợ, đầu tư vào hoạt động kinh doanh và phát triển công ty trong tương lai.
- Vốn điều lệ cũng thể hiện sự cam kết và trách nhiệm của các thành viên trong công ty đối với đối tác và khách hàng.
- Vốn điều lệ cũng phản ánh quy mô và định hướng kinh doanh của doanh nghiệp. Mức độ vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến khả năng mở rộng quy mô hoạt động, đầu tư vào công nghệ, nhân lực và cơ sở hạ tầng. Vốn cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào các thị trường mới và cạnh tranh trong ngành nghề.
Một số câu hỏi về vốn điều lệ phổ biến
Vốn điều lệ là vấn đề bạn cần nắm vững khi thành lập doanh nghiệp. Vì vậy, bên cạnh những câu hỏi như doanh nghiệp lớn có vốn điều lệ bao nhiêu, bạn sẽ còn nhiều câu hỏi phổ biến xoay quanh vấn đề này. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về vốn điều lệ mà người ta thường đặt ra.
Vốn điều lệ có cần chứng minh không?
Theo quy định hiện hành, không có yêu cầu cụ thể trong pháp luật Việt Nam đòi hỏi các doanh nghiệp chứng minh vốn điều lệ khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng như Cơ quan thuế không thực hiện việc kiểm tra tiến độ góp vốn của chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều quan trọng là doanh nghiệp phải đảm bảo góp đủ số vốn đã đăng ký trong thời hạn quy định.
Thời hạn để góp vốn điều lệ là bao lâu?
Thời gian là 90 ngày kể từ ngày có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thời gian này không tính thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn và thực hiện các thủ tục hành chính liên quan.
Nếu vốn điều lệ không được góp đủ theo quy định thì điều gì sẽ xảy ra?
Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ theo quy định, các hậu quả và biện pháp xử lý tương ứng sẽ được áp dụng như sau:
- Công ty TNHH 1 thành viên phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày.
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên trong thời hạn 30 ngày. Các thành viên chưa góp vốn phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp theo nghĩa vụ.
- Đối với công ty cổ phần: Doanh nghiệp phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ. Đồng thời, công ty cũng phải có những sự đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập. Cổ đông phải chịu mọi trách nhiệm.
The Smile – Đơn vị đăng ký doanh nghiệp uy tín, nhanh chóng
Với hơn 16 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực Thành lập doanh nghiệp, Công Ty Kế Toán The Smile tự hào là đối tác đáng tin cậy của nhiều khách hàng, không chỉ giúp khách hàng hoàn thành mọi thủ tục đăng ký kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả mà còn tư vấn những điểm mấu chốt về công tác thuế, kế toán, lao động, bảo hiểm … để Khách hàng nắm rõ bức tranh vận hành tổng quan, hỗ trợ sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Lợi ích khi dùng dịch vụ thành lập công ty trọn gói
Khi sử dụng dịch vụ trọn gói tại The Smile, chúng tôi cam kết mang đến những lợi ích sau:
- Miễn phí tư vấn cho doanh nghiệp các vấn đề về pháp lý
- Miễn phí công chứng giấy tờ
- Doanh nghiệp được bàn giao giấy phép tận nơi mà không tốn bất kỳ chi phí nào
- Doanh nghiệp được tư vấn các vấn đề về pháp lý, thuế, kế toán thuế
Xem thêm về: Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Trọn Gói
Hồ Sơ Năng Lực Của The Smile
The Smile là đơn vị có trên 17 năm kinh nghiệm (thành lập 06/07/2007) hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực Kế toán – kê khai thuế, có đầy đủ 4 chứng chỉ hành nghề được Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế công nhận
Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã cung cấp Dịch vụ thành lập doanh nghiệp cũng như hộ kinh doanh nhanh chóng uy tín, cùng với dịch vụ kế toán cho hơn 1000+ doanh nghiệp (ký Hợp đồng dịch vụ trên 3 năm). Ngoài ra nhiều cá nhân, cửa hàng cũng đã sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể trọn gói và kế toán cho hộ kinh doanh của chúng tôi.
Như vậy, The Smile đã cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về việc nên để vốn điều lệ cao hay thấp cho doanh nghiệp. Vốn điều lệ cao có thể mang lại nhiều lợi ích cho một công ty, nhưng đồng thời cũng có thể tác động đến việc đánh thuế. Vì vậy, hy vọng từ bài viết này, bạn có thể lựa chọn phù hợp cho doanh nghiệp mình.
>>> Click để xem thêm
- Điều kiện, hồ sơ thành lập công mỹ phẩm theo luật doanh nghiệp 2024
- Hướng dẫn xem ngày tốt và chọn ngày thành lập công ty năm 2024
- 8 Điều kiện thành lập doanh nghiệp, công ty 2024 bạn cần biết
- Bộ hồ sơ thành lập công ty đầy đủ gồm những gì? Cập nhật mới nhất [2024]
Các dịch vụ tại The Smile:
- Thành lập Hộ kinh doanh cá thể
- Kế toán trọn gói.
- Thành lập doanh nghiệp.
- Rà soát sổ sách Kế toán.
- Lao động – BHXH.
Chúng tôi cung cấp Giải pháp Kế toán – Thuế toàn diện, kiểm soát rủi ro để doanh nghiệp an tâm tăng trưởng. Liên hệ The Smile ngay!
Email: admin@thesmile.vn
Điện thoại: 1900 8888 72
Zalo: 0918 020 040
Văn phòng 1:
LP-03.16 toà Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Bình Thạnh, TP.HCM
Văn phòng 2:
27 (R4-83) Hưng Gia 1, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
Văn phòng 3:
106/19B Lưu Chí Hiếu, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM