Hướng dẫn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chi tiết

xin-giay-phep-ve-sinh-an-toan-thuc-pham
Hướng dẫn xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm chi tiết

Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là điều kiện bắt buộc đối với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống, chế biến thức ăn. Vậy thủ tục và điều kiện cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào? Hãy cùng The Smile tìm hiểu thông tin trong bài viết này nhé!

1. Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm là gì?

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ được cấp bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là giấy tờ chứng minh doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đã đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết về an toàn và vệ sinh thực phẩm. 

Để xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đòi hỏi chủ doanh nghiệp cần phải nắm rõ kiến thức về các quy định pháp lý, chuẩn bị hồ sơ và thực hiện các thủ tục theo quy định, bao gồm cả việc lắp đặt các thiết bị tại cơ sở, nhà xưởng, và bếp.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm cần được cấp giấy chứng nhận

Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm cần được cấp giấy chứng nhận

2. Những cơ sở, doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Những cơ sở, doanh nghiệp bắt buộc cần có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được quy định tại điều 11 và điều 12 của Nghị định số 15/2018/NĐ-CP. Theo đó, các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, chế biến thức ăn, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần xin giấy phép an toàn thực phẩm, ngoại trừ:

  • Cơ sở sản xuất nhỏ lẻ
  • Nhà hàng bên trong khách sạn
  • Cơ sở sơ chế nhỏ lẻ, không có địa điểm sản xuất kinh doanh cố định 
  • Cơ sở kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thực phẩm được đóng gói sẵn
  • Các quán ăn kinh doanh trên đường phố
  • Bếp ăn dành cho tập thể không có đăng ký ngành nghề
  • Cơ sở sản xuất, kinh doanh các dụng cụ, vật liệu đóng gói sản phẩm

3. Thủ tục xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Trước khi xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp cần nắm rõ các yêu cầu về hồ sơ và quy trình thủ tục sau:

3.1. Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Hồ sơ xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn xin đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép an toàn thực phẩm
  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
  • Giấy xác nhận đã hoàn thành buổi tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của người trực tiếp sản xuất và chủ doanh nghiệp
  • Giấy xác nhận sức khỏe của người trực tiếp sản xuất và chủ doanh nghiệp được cấp bởi cơ sở y tế cấp huyện.

3.2 Quy trình xin giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Bước 1: Người đại diện doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Bước 2: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Nếu như hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ đến kiểm tra thực tế điều kiện an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Bước 3: Sau khi kiểm tra đạt chuẩn chất lượng, cơ quan nhà nước sẽ cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở sản xuất kinh doanh.

Nếu cơ sở kinh doanh không đủ điều kiện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ phản hồi lại lý do bằng văn bản và kèm theo thời hạn tái thẩm định (tối đa là 3 tháng). Nếu sau khi tái thẩm định kết quả vẫn không đạt, cơ quan nhà nước sẽ lập biên bản và đề xuất với cơ quan quản lý đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp.

Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thực tế trước khi cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra thực tế trước khi cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

4. Xin giấy phép an toàn thực phẩm ở đâu?

Việc xin giấy phép an toàn thực phẩm ở đâu còn phụ thuộc vào loại thực phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất và kinh doanh. Hiện nay có 3 cơ quan có quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, trong đó: 

Bộ Y tế có quyền cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cho các cơ sở chế biến và cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống: 

  • Thực phẩm nhập khẩu
  •  Thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phụ gia thực phẩm nằm ngoài danh sách các chất phụ gia được phép sử dụng 

Bộ Công Thương cấp giấy chứng nhận cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh về: 

  • Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu đóng gói, chứa đựng thực phẩm
  • Điều kiện, quy định, chính sách kinh doanh tại cửa hàng tiện ích, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ…
  • Các loại dầu thực vật, sữa chế biến, nước giải khát, bia, rượu, sản phẩm chế biến tinh bột, bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp giấy phép cho các chợ đầu mối, đấu giá nông sản; các cơ sở sản xuất nông, lâm, thủy sản, muối.

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Bộ công thương cấp

5. Thời hạn giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm có thời hạn tối đa là 3 năm kể từ ngày được cấp. Trong thời gian giấy chứng nhận an toàn thực phẩm còn thời hạn, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra định kỳ hoặc kiểm tra đột xuất với các thông tin sau:

  • Kiểm tra không quá 2 lần/năm đối với các giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương ủy quyền cấp. 
  • Kiểm tra không quá 3 lần/năm đối với các giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do đơn vị có thẩm quyền được Ủy ban nhân dân cấp huyện/quận ủy quyền cấp.
  • Kiểm tra không quá 4 lần/năm đối với các giấy chứng nhận an toàn thực phẩm do đơn vị có thẩm quyền được Ủy ban nhân dân cấp xã/phường cấp.

Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm được phép gia hạn 6 tháng trước khi hết thời hạn. Để thực hiện gia hạn, cơ sở hoặc doanh nghiệp phải tiến hành tái đăng ký và nộp đầy đủ hồ sơ để đảm bảo tiếp tục hoạt động và được cấp giấy chứng nhận mới.

Như vậy bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin về việc xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm dịch vụ làm giấy phép kinh doanh, dịch vụ thành lập công ty TP.HCMdịch vụ kế toán trọn gói để tối ưu các hoạt động của doanh nghiệp, hãy liên hệ The Smile để được tư vấn cụ thể nhé.

>>>>Xem thêm: Đăng ký xin giấy phép kinh doanh ở đâu? Chi phí trọn gói?

>>>>Xem thêm: Hướng Dẫn Đăng ký giấy phép kinh doanh Online: Cập Nhật Mới Nhất

Công ty dịch vụ kế toán Thesmile

Các dịch vụ tại The Smile:

  • Kế toán trọn gói.
  • Thành lập doanh nghiệp.
  • Rà soát sổ sách Kế toán.
  • Lao động – BHXH.

Chúng tôi cung cấp Giải pháp Kế toán – Thuế toàn diện, kiểm soát rủi ro để doanh nghiệp an tâm tăng trưởng. Liên hệ The Smile ngay!

Email: admin@thesmile.vn

Điện thoại: 1900 8888 72

Zalo: 0918 020 040

Văn phòng 1:

LP-03.16 toà Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Bình Thạnh, TP.HCM

Văn phòng 2:

27 (R4-83) Hưng Gia 1, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM

Văn phòng 3:

106/19B Lưu Chí Hiếu, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM

Đăng ký tư vấn dịch vụ

Kiểm duyệt nội dung

Lê Thị Lực
Lê Thị Lực

Chị Lê Thị Lực là chuyên gia tài chính và kế toán có hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán thuế, hiện đang đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng Kế toán và kiểm soát nội bộ của Công ty The Smile. Với nghiệp vụ vững chắc trong lĩnh vực kế toán thuế, chị Lực đã tư vấn và thực hiện nghiệp vụ kế toán cho rất nhiều doanh nghiệp.

Linked-in
Bài viết này hữu ích cho bạn chứ? Hãy để lại đánh giá bạn nhé.
0
0 đánh giá
  • Chọn đánh giá