Kinh doanh nhà nghỉ cần bao nhiêu vốn? Điều kiện như thế nào ?

kinh-doanh-nha-nghi-can-bao-nhieu-von-dieu-kien-nhu-the-nao
Kinh doanh nhà nghỉ cần bao nhiêu vốn? Điều kiện như thế nào ?

Việc kinh doanh nhà nghỉ hiện nay đang được khá nhiều người quan tâm. Để kinh doanh nhà nghỉ, số vốn cần thiết sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, quy mô, tiện ích, cơ sở vật chất, và chi phí hoạt động hàng ngày. Để mở một nhà nghỉ nhỏ, bạn có thể cần khoảng vài trăm triệu đồng. Tuy nhiên, để mở một nhà nghỉ lớn hơn hoặc ở vị trí đắc địa, số vốn có thể lên đến hàng tỷ đồng. Dưới đây, The Smile sẽ giúp bạn nắm được những thông tin chi tiết về điều kiện kinh doanh nhà nghỉ cũng như các giấy tờ liên quan.

Tóm tắt ý chính

Thành lập công ty/doanh nghiệpĐăng ký hộ kinh doanh cá thể
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơCác doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú cần chuẩn bị hồ sơ theo mẫu quy định.Chủ hộ kinh doanh cần hoàn thiện bộ hồ sơ bao gồm các thông tin theo mẫu quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bạn có thể nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt cơ sở lưu trú theo một trong ba cách sau: Nộp trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
Gửi hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Bạn có thể nộp hồ sơ theo một trong hai cách sau: Trực tiếp nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tại địa chỉ nơi đặt cơ sở lưu trú.
Sử dụng dịch vụ trực tuyến thông qua trang web của hệ thống dịch vụ công.
Bước 3: Nhận kết quả (*)Doanh nghiệp sẽ được nhận giấy chứng nhận ĐKKD và con dấu công ty sau 3-5 ngày làm việc.Chủ hộ kinh doanh sẽ được nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sau 3 ngày làm việc.

Kinh doanh nhà nghỉ cần bao nhiêu vốn? Các chi phí cần thiết

Nhìn chung, số vốn cần thiết để khởi đầu một doanh nghiệp sẽ phụ thuộc đáng kể vào quy mô và mô hình kinh doanh cụ thể mà bạn lựa chọn. Tuy nhiên, để mở một nhà nghỉ với quy mô nhỏ hoặc vừa, trung bình bạn sẽ cần khoảng 350 đến 550 triệu đồng. Quy mô của doanh nghiệp và loại hình dịch vụ cung cấp sẽ điều chỉnh tỷ lệ vốn cần thiết theo đúng mức. Các chi phí cần thiết phải kể đến là: 

  • Chi phí xây dựng và thiết kế cơ sở hạ tầng.
  • Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh.
  • Chi phí mua nội thất và trang thiết bị.
  • Chi phí quảng bá và tiếp thị.
  • Chi phí duy trì và vận hành nhà nghỉ.
  • Các chi phí phát sinh khác.

Kinh doanh nhà nghỉ có cần đăng ký kinh doanh không?

Kinh doanh nhà nghỉ cũng cần đăng ký kinh doanh. Theo đó, chủ đầu tư cần nộp hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền, phải đáp ứng được điều kiện về an ninh, được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy khi kinh doanh và quản lý nhà nghỉ. Theo đó, mức giá thuê phòng cũng phải đúng theo quy định của pháp luật. 

Điều kiện để đăng ký kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì?

Điều kiện để đăng ký kinh doanh phòng nghỉ, nhà nghỉ sẽ căn cứ theo nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Nó có hiệu lực từ ngày 01/07/2016.

Hồ sơ thủ tục kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ

Để kinh doanh dịch vụ lưu trú, bạn cần thực hiện các thủ tục pháp lý bắt buộc sau:

  • Xin cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú (GPKD): Đây là bước quan trọng để hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh của bạn. Thủ tục này bao gồm chuẩn bị và nộp hồ sơ theo mẫu quy định tại Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương, sau đó chờ nhận kết quả từ cơ quan chức năng.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh, trật tự: Để đảm bảo an toàn cho khách hàng và hoạt động kinh doanh, bạn cần đáp ứng các điều kiện về an ninh và trật tự theo quy định của pháp luật.
  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy, chữa cháy: Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo an toàn phòng cháy cho cơ sở của bạn và khách hàng. Thực hiện các thủ tục kiểm tra và đạt các tiêu chuẩn an toàn về phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
  • Những thủ tục trên giúp bạn hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp và an toàn, đồng thời xây dựng uy tín với khách hàng và cơ quan quản lý.

Phụ thuộc vào quy mô hoạt động và tài chính có sẵn, bạn có thể chọn lựa việc thành lập một công ty hoặc hộ kinh doanh cá thể phù hợp. Dưới đây là quy trình và hồ sơ đăng ký thành lập công ty hoặc đăng ký hộ kinh doanh cá thể dịch vụ lưu trú.

Thành lập công ty/doanh nghiệpThành lập hộ kinh doanh cá thể
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơCác doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú cần chuẩn bị hồ sơ theo mẫu quy định.Chủ hộ kinh doanh cần hoàn thiện bộ hồ sơ bao gồm các thông tin theo mẫu quy định.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Bạn có thể nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt cơ sở lưu trú theo một trong ba cách sau: Nộp trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Gửi hồ sơ qua đường bưu điện.
Gửi hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia.
Bạn có thể nộp hồ sơ theo một trong hai cách sau: Trực tiếp nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện tại địa chỉ nơi đặt cơ sở lưu trú.
Sử dụng dịch vụ trực tuyến thông qua trang web của hệ thống dịch vụ công.
Bước 3: Nhận kết quả (*)Doanh nghiệp sẽ được nhận giấy chứng nhận ĐKKD và con dấu công ty sau 3-5 ngày làm việc.Chủ hộ kinh doanh sẽ được nhận giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sau 3 ngày làm việc.

Kinh nghiệm kinh doanh nhà nghỉ hiệu quả

Để đạt hiệu quả trong kinh doanh nhà nghỉ, cần tập trung vào các yếu tố như vị trí địa lý, chất lượng phục vụ, chiến lược tiếp thị và quản lý hiệu quả. Thêm vào đó, chủ sở hữu cũng cần:

  • Học kiến thức kinh doanh nhà nghỉ để khiến khách hàng cảm thấy tin tưởng hơn.
  • Lựa chọn điểm hoạt động kinh doanh nhà nghỉ phù hợp, đường dẫn vào nhà nghỉ dễ đi, dễ tìm.
  • Khảo sát đối tượng khách hàng tiềm năng.
  • Thiết kế dịch vụ nghỉ ngơi yên tĩnh cho khách hàng.
  • Thiết lập kế hoạch kinh doanh, quản lý dòng tiền kể cả khi bạn kinh doanh nhà nghỉ với vốn ít.
  • Lưu ý tới giấy phép phòng cháy chữa cháy.
  • Sử dụng phần mềm quản lý nhà nghỉ, theo dõi hoạt động kinh doanh hiệu quả.

Xem thêm: Hộ kinh doanh cá thể đóng thuế như thế nào, cách tính thuế chi tiết

Một số lưu ý khi lên kế hoạch kinh doanh phù hợp cho nhà nghỉ

Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi kinh doanh nhà nghỉ mà chủ sở hữu nào cũng phải biết.

Lên kế hoạch truyền thông để kinh doanh nhà nghỉ phát triển

Dù bạn kinh doanh nhà nghỉ qua đêm vốn ít hay quy mô nhà nghỉ lớn thì việc lên kế hoạch truyền thông, phân phối nhà nghỉ trong khu vực là vô cùng cần thiết. Cần đề ra kế hoạch kinh doanh nhà nghỉ siêu lợi nhuận bằng cách đáp ứng các điều kiện tối thiểu khi kinh doanh ngành này, đáp ứng an toàn về phòng cháy chữa cháy, có các dịch vụ hỗ trợ khách lưu trú và lưu lại thông tin của khách để cung cấp các voucher khuyến mãi cho lần nghỉ dưỡng sau.

Tham gia các hội nhóm, diễn đàn nhà nghỉ trong khu vực và ngoài khu vực

Khi kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ, việc tham gia các hội nhóm và diễn đàn nhà nghỉ trong khu vực và ngoài khu vực là một cách hiệu quả để mở rộng mạng lưới quan hệ, tìm kiếm cơ hội hợp tác và chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác cùng ngành. Bằng cách này, bạn có thể tiếp cận được thông tin mới, nắm bắt xu hướng thị trường và cập nhật các chính sách, quy định mới liên quan đến ngành dịch vụ nhà nghỉ. Ngoài ra, việc tham gia các diễn đàn còn giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng và xây dựng uy tín cho thương hiệu của bạn trong cộng đồng. Từ đó, bạn sẽ có lợi nhuận thu về không hề nhỏ.

Nếu không chịu tìm hiểu và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, việc kinh doanh nhà nghỉ của bạn sẽ thất bại nhanh chóng. 

Lưu ý tới các loại giấy phép kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ

Để kinh doanh nhà trọ, cần lưu ý tới các loại giấy phép kinh doanh dịch vụ cần thiết. Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên việc mở nhà nghỉ cần những giấy tờ như sau:

  • Giấy phép đăng ký kinh doanh nhà nghỉ: Cần thiết để chứng minh rằng bạn được phép vận hành một doanh nghiệp phòng trọ hoặc nhà nghỉ.
  • Giấy phép an toàn phòng cháy: Đảm bảo rằng cơ sở của bạn tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy.
  • Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm: Quan trọng để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho khách hàng.
  • Giấy phép xây dựng: Nếu bạn cần xây mới hoặc sửa chữa cơ sở của mình.
  • Nhớ kiểm tra và tuân thủ các quy định liên quan để hoạt động một cách hợp pháp và an toàn.

Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ này sẽ giúp việc inh doanh nhà nghỉ cũng trở nên hợp pháp hơn, kết hợp với kế hoạch kinh doanh nhà nghỉ hướng tới đối tượng khách hàng mục tiêu, chủ kinh doanh sẽ có lợi nhuận thu về ổn định, thậm chí tăng doanh thu chỉ trong vài tháng.

Cũng có nhiều người thắc mắc rằng kinh doanh nhà nghỉ có lãi không. Thì theo chúng tôi được biết, lãi suất sẽ phụ thuộc vào quy trình vận hành và tư duy kinh doanh của mỗi người. Chính vì thế, việc học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước là vô cùng cần thiết.

Những rủi ro cần lưu ý khi kinh doanh nhà nghỉ

Ngoài việc biết được kinh doanh nhà nghỉ cần bao nhiêu vốn. Khi kinh doanh nhà nghỉ, có một số rủi ro kinh doanh nhà nghỉ mà bạn cần lưu ý như sau:

  • Pháp lý: Cần tuân thủ đúng các quy định về kinh doanh nhà nghỉ, bao gồm cấp phép kinh doanh, thuế và các quy định an toàn.
  • Vấn đề vệ sinh: Đảm bảo vệ sinh sạch sẽ trong nhà nghỉ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng.
  • An ninh: Cung cấp môi trường an toàn cho khách hàng, bảo đảm tài sản và thông tin cá nhân của họ.
  • Quản lý rủi ro: Xây dựng kế hoạch ứng phó với các tình huống khẩn cấp như cháy nổ, tai nạn, hoặc sự cố kỹ thuật.
  • Đối thủ cạnh tranh: Nắm bắt thông tin về đối thủ để phát triển chiến lược kinh doanh hiệu quả.

Việc nhắc nhở và chủ động giải quyết các rủi ro trên sẽ giúp bạn duy trì và phát triển kinh doanh nhà nghỉ một cách bền vững.

Dịch vụ hỗ trợ đăng ký giấy phép kinh doanh nhà nghỉ nhanh chóng, uy tín The Smile

Khi dấn thân vào nghề đầu tư kinh doanh nhà nghỉ, ngoài việc chọn mô hình nhà nghỉ sao cho phù hợp khiến nhà nghỉ của bạn nổi bật hơn, chủ sở hữu cũng cần phải đăng ký giấy phép kinh doanh để có thể hoạt động hợp pháp. Ngày nay, có khá nhiều chủ nhà nghỉ hiểu rõ về quy mô kinh doanh nhà nghỉ nhưng lại mơ hồ về các giấy tờ, giấy phép xoay quanh việc xin cấp phép hoạt động. Nếu muốn giải quyết vấn đề này nhanh chóng, nắm được nhà nghỉ cần những giấy từ gì để hoạt động thì có thể tìm đến dịch vụ hỗ trợ đăng ký giấy phép kinh doanh. Và The Smile là nơi cung cấp dịch vụ lý tưởng nhất dành cho bạn.

Đôi nét về The Smile

The Smile là đơn vị có trên 16 năm kinh nghiệm (thành lập 06/07/2007) hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực Kế toán – thuế, có đầy đủ 4 chứng chỉ hành nghề được Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế công nhận

Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã cung cấp Dịch vụ thành lập doanh nghiệp cũng như hộ kinh doanh nhanh chóng uy tín, cùng với dịch vụ kế toán thuế cho hơn 1000+ doanh nghiệp (ký Hợp đồng dịch vụ trên 3 năm).

Xem Thêm: Hồ sơ năng lực và giải thưởng của The Smile

Lợi ích khi thành lập công ty và đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại The Smile

Khi sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể tại The Smile, khách hàng có thể hoàn toàn an tâm bởi đội ngũ tư vấn viên có trình độ chuyên môn cao, am hiểu về luật đăng ký kinh doanh sẽ nhanh chóng tiếp nhận và hoàn thành hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật.

Với hơn 16 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực Thành lập doanh nghiệp, The Smile tự hào là đối tác đáng tin cậy của nhiều khách hàng, không chỉ giúp khách hàng hoàn thành mọi thủ tục đăng ký kinh doanh nhanh chóng và hiệu quả mà còn tư vấn những điểm mấu chốt về công tác thuế, kế toán, lao động, bảo hiểm … để Khách hàng nắm rõ bức tranh vận hành tổng quan, hỗ trợ sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.

Lợi ích khi dùng dịch vụ thành lập công ty trọn gói

Khi sử dụng dịch vụ trọn gói tại The Smile, chúng tôi cam kết mang đến những lợi ích sau:

  • Miễn phí tư vấn cho doanh nghiệp các vấn đề về pháp lý 
  • Miễn phí công chứng giấy tờ
  • Doanh nghiệp được bàn giao giấy phép tận nơi mà không tốn bất kỳ chi phí nào
  • Doanh nghiệp được tư vấn các vấn đề về pháp lý, thuế, kế toán thuế

Xem thêm về: Dịch Vụ Thành Lập Công Ty Trọn Gói

Khách hàng đã thành công với The Smile

1. Khách hàng: Prosound Center Vietnam 

Prosound Center Vietnam, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc và thiết bị âm thanh hàng đầu tại Việt Nam. Với hơn 3 năm hợp tác chặt chẽ với The Smile – công ty kế toán thuế uy tín, Prosound Center Vietnam đã trải qua những chặng đường thuế vụ phức tạp và luôn tin tưởng vào sự chuyên nghiệp và hiệu quả của đội ngũ The Smile.

2.  Khách hàng:  Powerland Vietnam

Powerland Vietnam, một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ và thiết bị điện tử tại Việt Nam. Đã có một chặng đường đầy thách thức và thành công kéo dài đến 12 năm hợp tác đáng kể giữa Powerland Vietnam và The Smile – một đối tác kế toán đáng tin cậy. 

3. Khách hàng: Appvity

Appvity, một doanh nghiệp đang phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghệ và ứng dụng tại Việt Nam. Trải qua 5 năm sử dụng dịch vụ kế toán của The Smile, Appvity đã xây dựng một mối quan hệ đồng hành đáng tin cậy và an tâm.

>>> Xem thêm: Khách hàng đã thành công cùng The Smile

Liên hệ The Smile ngay!

Email: admin@thesmile.vn
Điện thoại: 1900 8888 72
Zalo: 0918 020 040

Văn phòng 1: LP-03.16 toà Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Bình Thạnh, TP.HCM
Văn phòng 2: 27 (R4-83) Hưng Gia 1, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
Văn phòng 3: 106/19B Lưu Chí Hiếu, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM

Một số câu hỏi thường gặp về kinh doanh nhà nghỉ

Kinh doanh nhà nghỉ khác gì kinh doanh khách sạn?

Kinh doanh nhà nghỉ và kinh doanh khách sạn đều liên quan đến việc cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách du lịch, tuy nhiên, có những điểm khác biệt đáng chú ý. Nhà nghỉ cung ứng dịch vụ nghỉ ngơi thường có quy mô nhỏ hơn và không có nhiều tiện nghi như khách sạn, nội thất bên trong nhà nghỉ cũng khá đơn giản. Thường thì nhà nghỉ chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản như phòng ngủ, phòng tắm và có thể không có nhà hàng hoặc các dịch vụ phòng khác. Trái lại, khách sạn thường có quy mô lớn hơn, cung cấp nhiều loại phòng khác nhau và đa dạng tiện ích như nhà hàng, phòng tập gym, bể bơi, dịch vụ phòng, hội trường hội nghị và nhiều tiện ích khác. Do đó, giá phòng tại khách sạn thường cao hơn so với nhà nghỉ.

Những giấy phép cần có khi kinh doanh nhà nghỉ

Khi kinh doanh nhà nghỉ, bạn cần có một số giấy phép và chứng chỉ sau:

  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Để chứng minh rằng bạn đã đăng ký kinh doanh với cơ quan quản lý nhà nước và đủ điều kiện kinh doanh nhà nghỉ ngơi cho khách du lịch.
  • Giấy phép kinh doanh dịch vụ lưu trú: Cần thiết để hoạt động kinh doanh nhà nghỉ và cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách hàng.
  • Chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm: Đảm bảo rằng nhà nghỉ của bạn tuân thủ các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm khi kinh doanh dịch vụ lưu trú nhà nghỉ.
  • Giấy phép PCCC (Phòng cháy chữa cháy): Để bảo đảm an toàn cho khách hàng trong trường hợp hỏa hoạn khi kinh doanh dịch vụ của nhà nghỉ.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn có đủ các giấy tờ cần thiết trước khi bắt đầu kinh doanh cơ sở lưu trú.

Phòng cháy chữa cháy khi kinh doanh nhà nghỉ như thế nào?

Quy định về phòng cháy chữa cháy đối với nhà nghỉ được ràng buộc một cách cụ thể trong Nghị định 79/2014/NĐ-CP, nhằm đảm bảo đủ điều kiện về an toàn trong việc phòng và chữa cháy.

Cháy nổ là một tình huống không mong muốn, và để tránh hậu quả tồi tệ, việc xác định và thực hiện đúng quy trình là vô cùng quan trọng. Đặc biệt, tại các cơ sở dịch vụ kinh doanh, phục vụ và tiếp đón nhiều người như nhà nghỉ, khách sạn, quy định về phòng cháy chữa cháy trở nên càng đáng chú ý hơn. Dưới đây là các nội dung chi tiết hiện hành mà chủ quản lý và nhân viên làm việc tại đây cần nắm vững.

Đăng ký tư vấn dịch vụ

Kiểm duyệt nội dung

Lê Thị Lực
Lê Thị Lực

Chị Lê Thị Lực là chuyên gia tài chính và kế toán có hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán thuế, hiện đang đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng Kế toán và kiểm soát nội bộ của Công ty The Smile. Với nghiệp vụ vững chắc trong lĩnh vực kế toán thuế, chị Lực đã tư vấn và thực hiện nghiệp vụ kế toán cho rất nhiều doanh nghiệp.

Linked-in
Bài viết này hữu ích cho bạn chứ? Hãy để lại đánh giá bạn nhé.
5.0
1 đánh giá
  • Chọn đánh giá
Hoàng 23-02-2024 lúc 14:55
Tốt