Mẫu hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo quy định mới của sở KHĐT

image3
Mẫu hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo quy định mới của sở KHĐT

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là một giấy tờ pháp lý quan trọng, mở ra những cơ hội kinh doanh mới và mối quan hệ lâu dài. Việc tìm hiểu đầy đủ về các nội dung, hiệu lực, nguyên tắc khi lập hợp đồng sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác và giảm thiểu rủi ro pháp lý. Cùng The Smile tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!

Tóm tắt ý chính:

  • Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là thỏa thuận pháp lý giữa chủ sở hữu doanh nghiệp và bên mua. Hợp đồng quy định các điều khoản về quyền lợi, nghĩa vụ, và các điều kiện trách nhiệm pháp lý nhằm đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho cả hai bên.
  • Thông tin trong bản hợp đồng cần đầy đủ các nội dung bao gồm thông tin người mua, người bán; đối tượng giao dịch; giá mua; quyền sở hữu; nghĩa vụ… Đồng thời, các điều khoản và thông tin trong hợp đồng cần được thống nhất, đảm bảo tính minh bạch.
  • Nguyên tắc khi soạn thảo hợp đồng mua bán doanh nghiệp cần trình bày thông tin rõ ràng, đầy đủ và lưu ý về các vấn đề pháp lý cần đảm bảo để giảm thiểu rủi ro. 
  • Giải đáp thắc mắc các vấn đề về hiệu lực hợp đồng, thời gian chấm dứt hợp đồng, các thủ tục hành chính.

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là gì?  

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là thỏa thuận pháp lý giữa chủ sở hữu doanh nghiệp (bên chuyển nhượng) và bên mua doanh nghiệp. Hợp đồng có các quy định các điều khoản về quyền lợi, nghĩa vụ, và các điều kiện khác nhằm đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho cả hai bên.

Thông qua hợp đồng này, bên chuyển nhượng cam kết chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn điều lệ của doanh nghiệp cho bên mua. Bên mua có quyền sở hữu và quản lý doanh nghiệp theo phần vốn đã được chuyển nhượng và có nghĩa vụ thanh toán giá chuyển nhượng theo thỏa thuận. 

hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là thỏa thuận pháp lý giữa chủ sở hữu doanh nghiệp và bên mua doanh nghiệp

Những nội dung cần có trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là một văn bản pháp lý quan trọng, cần đảm bảo các nội dung sau theo quy định của Pháp luật để đảm nhận tính minh bạch và công bằng trong giao dịch:

  • Thông tin về hợp đồng bao gồm ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng. Ngoài ra, bản hợp đồng phải có thông tin chi tiết về bên bán và bên mua doanh nghiệp, đầy đủ tên, địa chỉ, số tài khoản, và các thông tin xác thực khác.
  • Đối tượng giao dịch trong hợp đồng cần phải được mô tả rõ, bao gồm tên, địa chỉ trụ sở doanh nghiệp/bộ phận doanh nghiệp cần bán, cùng với ngành nghề đăng ký kinh doanh và các thông tin liên quan.
  • Giá mua bán doanh nghiệp cần được xác định chi tiết, kèm theo các điều kiện thanh toán.
  • Về kế thừa quyền và nghĩa vụ, hợp đồng phải thỏa thuận về việc bên mua doanh nghiệp kế thừa quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp được mua.
  • Điều cấm cạnh tranh cần được mô tả rõ trong hợp đồng, đặc biệt sau khi giao dịch được thực hiện.
  • Về chuyển giao quyền sở hữu và quản lý, hợp đồng cần thỏa thuận về thời điểm chuyển giao quyền sở hữu và phương thức chuyển rủi ro. Quy định cụ thể về người quản lý và điều hành doanh nghiệp sau khi giao dịch cũng cần được đề cập.
  • Hợp đồng cũng phải có thỏa thuận về nghĩa vụ cung cấp thông tin chi tiết về doanh nghiệp mục tiêu.
  • Trách nhiệm pháp lý của cả bên bán và bên mua trong trường hợp vi phạm các điều khoản hợp đồng và các quy định pháp luật cũng cần được thảo luận và đưa vào hợp đồng.
  • Các thỏa thuận khác như thời điểm có hiệu lực của hợp đồng và các điều khoản khác có thể ảnh hưởng đến quá trình giao dịch cũng cần được xác định rõ.
hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Những nội dung trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Nguyên tắc soạn hợp đồng khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng công ty

Khi soạn thủ tục chuyển nhượng công ty, có một số nguyên tắc quan trọng bạn cần tuân thủ để đảm bảo tính minh bạch và giảm thiểu rủi ro cho các bên liên quan. Cụ thể:

  • Thông tin chi tiết về các bên cần được mô tả rõ, bao gồm: tên doanh nghiệp, tên và chức vụ của người đại diện pháp lý, địa chỉ trụ sở chính, số CMND/số CCCD (hoặc số hộ chiếu) của người đại diện, mã số thuế doanh nghiệp theo Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Tổng giá trị của hợp đồng cần được ghi rõ, đồng thời lưu ý rằng đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng, trừ khi được Nhà nước phép sử dụng ngoại hối.
  • Phương thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt) và thời gian thanh toán cụ thể với số tiền từng đợt cần được xác định. Bạn hãy sử dụng tổ chức uy tín để đảm bảo tính an toàn và hợp pháp.
  • Hợp đồng cần quy định rõ điều kiện và thời điểm chuyển giao tài sản, cổ phần, cổ phiếu theo quy định.
  • Nghĩa vụ của từng bên cần được chi tiết hóa trong và sau khi thực hiện hợp đồng, cũng như điều kiện chấm dứt.
  • Điều khoản phù hợp cần được soạn thảo để tránh việc đối phương lợi dụng và không thực hiện hợp đồng.
  • Quy định thời điểm bắt đầu và kết thúc có hiệu lực, cũng như nguyên nhân dẫn đến chấm dứt.
  • Xác định cơ quan giải quyết tranh chấp, có thể là Tòa án hoặc Trọng tài thương mại.
  • Đảm bảo rằng điều khoản này thể hiện tuyên bố và cam kết của bên bán về tình trạng và nghĩa vụ của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các vấn đề như nguyên tắc hợp tác, phương án sử dụng lao động cũng cần được xem xét và soạn thảo một cách cẩn thận để đảm bảo tính chính xác và hợp pháp của hợp đồng mua bán doanh nghiệp.

thủ tục chuyển nhượng công ty
Khi soạn thủ tục chuyển nhượng công ty, bạn cần lưu ý một số điều

Những câu hỏi thường gặp phổ biến

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Vì vậy, doanh nghiệp cũng thường xuyên thắc mắc các vấn đề như. 

Hiệu lực của hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Theo Điều 401 của Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng mua bán doanh nghiệp có hiệu lực ngay từ thời điểm giao kết, trừ khi có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan quy định khác. Tuy hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, nhưng cũng có thể có các trường hợp đặc biệt được thỏa thuận khác trong hợp đồng hoặc theo quy định của luật liên quan.

Kể từ thời điểm hiệu lực, cả hai bên phải thực hiện cam kết và nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp đồng có thể được sửa đổi hoặc hủy bỏ, nhưng chỉ có thể thực hiện theo thỏa thuận của cả hai bên hoặc theo quy định cụ thể của pháp luật.

Sau khi ký kết HĐ mua bán doanh nghiệp thì doanh nghiệp bị mua lại có chấm dứt hoạt động không?

Sau khi ký kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp, việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại phụ thuộc vào các điều kiện và quy định cụ thể trong hợp đồng. Hợp đồng có thể bao gồm việc mua bán toàn bộ hoặc một phần vốn góp của doanh nghiệp.

hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Việc chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp bị mua lại phụ thuộc vào các điều kiện và quy định cụ thể trong hợp đồng

Trong trường hợp chỉ mua bán một phần vốn góp, thường không dẫn đến chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp. Ngược lại, trong trường hợp sáp nhập với việc chuyển giao “toàn bộ” phần vốn góp, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp sẽ chuyển sang pháp nhân mới, tạo ra một doanh nghiệp mới có tư cách pháp nhân.

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp cần phải công chứng không?

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp không bắt buộc phải công chứng và việc hiệu lực của hợp đồng sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên tham gia. Trong trường hợp này, việc công chứng không là bắt buộc nhưng có thể được thực hiện nhằm tăng cường giá trị pháp lý của hợp đồng.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính pháp lý và ngăn chặn rủi ro sau này, hai bên có thể quyết định mang hợp đồng đi công chứng. Việc này giúp chứng minh sự chấp nhận và cam kết của các bên theo quy định của pháp luật. Công chứng cũng làm tăng cường chứng cứ về nội dung của hợp đồng, đặc biệt là trong trường hợp có tranh chấp pháp lý.

hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Hợp đồng mua bán doanh nghiệp không bắt buộc phải công chứng

Mẫu hợp đồng mua bán doanh nghiệp

Các nội dung trên sẽ được trình bày rõ ràng và cụ thể trong hợp đồng mua bán doanh nghiệp theo quy định mới của sở Kế hoạch và Đầu tư như sau:

thủ tục chuyển nhượng công ty

TẢI MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN DOANH NGHIỆP => TẠI ĐÂY

Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi thực hiện quá trình mua bán doanh nghiệp. Thậm chí, bạn có thể tìm sự tư vấn pháp lý chuyên nghiệp để đảm bảo rằng hợp đồng mua bán doanh nghiệp của bạn đáp ứng đúng các quy định mới. Đồng thời, việc này cũng sẽ đảm bảo rằng hợp đồng của bạn phản ánh đầy đủ và chính xác các điều khoản quan trọng liên quan đến quá trình mua bán.

Với những thông tin chi tiết nêu trên, hy vọng bạn đã có cái nhìn đầy đủ về hợp đồng mua bán doanh nghiệp. Bạn cần lưu ý rằng việc đảm bảo chính xác và minh bạch trong quá trình lập và ký kết hợp đồng sẽ giúp giảm thiểu những rủi ro pháp lý có thể có. Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị tư vấn pháp lý uy tín với nhiều năm kinh nghiệm, cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp và hộ kinh doanh, cùng với dịch vụ kế toán thuế nhanh chóng và chính xác, The Smile chính là sự lựa chọn hoàn hảo!

>> XEM THÊM:

Các dịch vụ tại The Smile:

Kế toán trọn gói.

Thành lập doanh nghiệp.

Rà soát sổ sách Kế toán.

Lao động – BHXH.

Công Ty Kế Toán The Smile cung cấp Giải pháp Kế toán – Thuế toàn diện, kiểm soát rủi ro để doanh nghiệp an tâm tăng trưởng. Liên hệ ngay để The Smile hỗ trợ và tư vấn:

Email: admin@thesmile.vn

Điện thoại: 1900 8888 72

Zalo: 0918 020 040

Văn phòng 1:

LP-03.16 toà Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Bình Thạnh, TP.HCM

Văn phòng 2:

27 (R4-83) Hưng Gia 1, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM

Văn phòng 3:

106/19B Lưu Chí Hiếu, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM

Đăng ký tư vấn dịch vụ

Kiểm duyệt nội dung

Lê Thị Lực
Lê Thị Lực

Chị Lê Thị Lực là chuyên gia tài chính và kế toán có hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán thuế, hiện đang đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng Kế toán và kiểm soát nội bộ của Công ty The Smile. Với nghiệp vụ vững chắc trong lĩnh vực kế toán thuế, chị Lực đã tư vấn và thực hiện nghiệp vụ kế toán cho rất nhiều doanh nghiệp.

Linked-in
Bài viết này hữu ích cho bạn chứ? Hãy để lại đánh giá bạn nhé.
0
0 đánh giá
  • Chọn đánh giá