Trong quá trình sử dụng hóa đơn điện tử sẽ xảy ra một vài sai sót về thuế suất. Vậy, cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai thuế suất theo quy định như thế nào? Xử lý theo hình thức ra sao? Nguyên tắc xử lý như thế nào? Hãy cùng The Smile tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt ý chính
- Xử lý hóa đơn điện tử viết sai thuế suất được quy định theo thông tư 78 và điều 19 nghị định 123/2020/NĐ-CP, trường hợp hóa đơn điện tử đã được phát hành mắc sai sót và người bán muốn chỉnh sửa, cần tuân theo quy định của cơ quan thuế cấp mã hóa đơn lại hoặc thực hiện điều chỉnh/thay thế hóa đơn tương ứng.
- Người bán điều chỉnh hóa đơn điện tử theo Thông tư 78, Nghị định 123 trong các trường hợp: Người bán tự phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của CQT nhưng không tiến hành gửi cho người mua bị lập sai, hoặc Hóa đơn điện tử đã lập có sai sót, đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán tự phát hiện sai sót về tên, địa chỉ người mua, mã số thuế hoặc các nội dung khác.
- Việc lựa chọn giữa hóa đơn điều chỉnh và hóa đơn thay thế sẽ tùy thuộc vào tình hình cụ thể của hóa đơn điện tử, cũng như sự đồng thuận giữa người mua và người bán.
Hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử viết sai thuế suất theo thông tư 78 và Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử viết sai thuế suất theo thông tư 78 và Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP
Ngày 17/9/2021 Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn và chứng từ, trong đó có nêu một số điểm mới về nội dung xử lý hóa đơn điện tử có sai sót khi người bán lập hóa đơn như sau:
Trường hợp sai sót | Nguyên tắc xử lý sai sót | Căn cứ tại |
I – ĐỐI VỚI HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ | ||
Trong trường hợp hóa đơn điện tử đã được phát hành mắc sai sót và người bán muốn chỉnh sửa, cần tuân theo quy định của cơ quan thuế cấp mã hóa đơn lại hoặc thực hiện điều chỉnh/thay thế hóa đơn tương ứng. | Khi đó, bên cơ quan thuế sẽ thông báo cho người bán bằng cách ghi trên mẫu về việc điều chỉnh cho từng hóa đơn hoặc nhiều hóa đơn điện tử có sai sót (sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT). Tiếp đến, người bán sẽ gửi thông báo đến cơ quan thuế bất kỳ lúc nào, tuy nhiên, hạn thông báo ghi mẫu chậm nhất sẽ là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế GTGT phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh. | Khoản 1, Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC |
Trường hợp người bán lập hóa đơn trong khi cung cấp dịch vụ hoặc khi thu tiền trước, sau đó xảy ra việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ | Người bán sẽ hủy hóa đơn điện tử đã phát hành và thông báo với cơ quan thuế thông qua việc điền thông tin vào Mẫu số 04/SS-HĐĐT để thông báo về việc hủy hóa đơn. | |
Trường hợp hóa đơn điện tử có sai sót khi lập và người bán xuất hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn lại hoặc thay thế nó, sau đó lại phát hiện mã đã lập tiếp tục có sai sót | Các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện tại hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu. Và sai sót phải có dòng lưu ý | |
Trường hợp tại quy định hóa đơn điện tử đã lập có xảy ra tình trạng không có mã số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn có sai sót | Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn mà không thực hiện hủy hoặc thay thế. | |
Trường hợp nội dung về giá trị trên hóa đơn khi thu tiền có sai sót | Điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) phải đúng với thực tế điều chỉnh. | |
Khai bổ sung hồ sơ khai thuế liên quan các điều chỉnh cho hóa đơn, thay thế (bao gồm cả hóa đơn điện tử bị hủy) và ghi rõ sai sót. | Thực hiện tại quy định của pháp luật quản lý thuế. | |
II – ĐỐI VỚI BẢNG TỔNG HỢP DỮ LIỆU HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ | ||
Trường hợp bảng tổng hợp đã gửi cơ quan thuế thiếu dữ liệu hóa đơn điện tử | Người bán gửi bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử bổ sung. | Khoản 2, Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC |
Trường hợp bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn đã lập có sai sót | Người bán gửi thông tin điều chỉnh cho các thông tin đã kê khai trên bảng tổng hợp. | |
Việc điều chỉnh hóa đơn trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử tại quy định tại Nghị định 123 | Điền đủ các thông tin: ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn vào cột 14 “Thông tin hóa đơn liên quan” tại Mẫu 01/TH-HĐĐT (ban hành kèm tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ), trừ một số trường hợp không nhất thiết phải có đầy đủ các thông tin ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn trên hóa đơn điện tử tại quy định tại khoản 14 Điều 10 Nghị định số 123. |
Cách xử lý hóa đơn sai sót theo thông tư 78, NĐ 123 tại từng trường hợp cụ thể
Để tiến hành xử lý sai sót thì người bán hãy điều chỉnh hóa đơn điện tử theo Thông tư 78, Nghị định 123 theo các bước như sau:
Trường hợp 1: Người bán tự phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của CQT nhưng không tiến hành gửi cho người mua bị lập sai.
(Căn cứ tại Khoản 1, Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)
> Phương án xử lý: Thay thế hóa đơn điện tử mới sau khi điều chỉnh, tiêu hủy hóa đơn cũ.
> Các bước xử lý như sau:
Bước 1: Người nộp thuế (NNT) tiến hành lập thông báo HĐĐT sai sót gửi CQT theo Mẫu 04/SS-HĐĐT
Doanh nghiệp/kế toán thực hiện thông báo với cơ quan thuế (CQT) theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT (Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123) về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót.
CQT thực hiện hủy hóa đơn điện tử sai sót đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của CQT.
Trong trường hợp sử dụng hóa đơn tiếp tục có sai sót hoặc hóa đơn điện tử không có mã nhưng chưa gửi đến khách hàng thì người bán thực hiện hủy hóa đơn không cần thông báo đến khách hàng.
*Lưu ý:
- Người nộp thuế không được truy cập vào chức năng Hủy hóa đơn sai sót trên phần mềm của nhà cung cấp dịch vụ HĐĐT trước khi lập Mẫu 04/SS-HĐĐT. Trường hợp hóa đơn trước khi lập mẫu đã hủy thì tiến hành liên hệ với NCC dịch vụ HDDT để được hỗ trợ xử lý.
- Có thể làm Mẫu 04/SS-HĐĐT với từng hóa đơn điện tử đã lập có sai sót hoặc danh sách nhiều hóa đơn điện tử sai sót.
- Thời hạn nộp Mẫu 04/SS-HĐĐT chậm nhất được tính là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế GTGT phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh.
Bước 2: NTT tạo hóa đơn mới và thực hiện việc ký số, sau đó gửi đến CQT để yêu cầu cấp mã hóa đơn mới, thay thế cho những hóa đơn đã có lỗi.
Trường hợp 2: Tiến hành xử lý hóa đơn điện tử đã lập có sai sót, đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán tự phát hiện sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng mã số thuế không sai và các nội dung khác cũng không sai
(Căn cứ theo Điểm a Khoản 2, Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)
> Phương án xử lý: Thông báo hóa đơn có sai sót cho người mua và CQT, không phải lập lại hóa đơn mà thực hiện hóa đơn tiếp tục sau khi chỉnh sửa.
> Quy trình xử lý:
Bước 1: Người bán sẽ phải gửi thông báo cho người mua về việc xảy ra sai sót trên hóa đơn và không lập lại hóa đơn điện tử mới điều chỉnh.
Bước 2: Người bán tiến hành thông báo với Cơ quan thuế về hóa đơn điện tử viết sai, sai sót theo Mẫu 04/SS-HĐĐT.
Lưu ý: Trường hợp HĐĐT không có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế thì không cần lập thông báo hóa đơn sai sót gửi CQT, chỉ cần điều chỉnh cho hóa đơn mẫu là được.
Trường hợp 3: Trong trường hợp hóa đơn viết sai về Mã số thuế, Số tiền ghi trên hóa đơn, Thuế suất, Tiền thuế hoặc Hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng… thì cách xử lý ra sao?
Căn cứ theo Điểm b Khoản 2, Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, người bán và người mua tự thỏa thuận với nhau để thống nhất 1 trong 2 phương án giải quyết như sau:
Phương án 1: Lập hóa đơn ĐIỀU CHỈNH cho HĐĐT có sai sót.
> Lập quy trình xử lý hóa đơn điện tử có sai sót:
Bên bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót để gửi cho bên mua.
Bên bán sẽ tạo một hóa đơn điện tử điều chỉnh nếu phát hiện có sai sót trong hóa đơn đã được phát hành, và sau đó gửi cho bên mua.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh phải chứa dòng thông tin: “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Khi có sự thay đổi về giá trị, hóa đơn điều chỉnh sẽ ghi rõ: nếu tăng giá trị, sẽ được ghi dấu dương; ngược lại, nếu giảm giá trị, sẽ được ghi dấu âm, phản ánh đúng sự điều chỉnh.
Người bán sẽ ký số trên hóa đơn điều chỉnh, sau đó gửi nó trực tiếp cho người mua (đối với hóa đơn không có mã) hoặc gửi đến CQT để nhận mã, tiếp theo gửi cho người mua (đối với hóa đơn có mã).
Lưu ý: Trong trường hợp có sự đồng ý giữa người bán và người mua trước khi lập hóa đơn điều chỉnh, hai bên cần ghi rõ những sai sót cụ thể trong văn bản thỏa thuận.
Phương án 2: Tiến hành lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn bị sai sót
> Trình tự xử lý như sau:
Bên bán lập hóa đơn điện tử mới để thay thế cho hóa đơn điện tử có sai sót để gửi cho bên mua.
Trường hợp bên bán và bên mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn ban đầu có sai sót, thì 2 bên ghi rõ sai sót vào văn bản, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Người bán sẽ ký số trên hóa đơn điện tử thay thế để sửa lỗi cho HĐĐT đã phát hành, sau đó gửi trực tiếp cho người mua (đối với hóa đơn không có mã) hoặc gửi đến cơ quan thuế để nhận mã và tiếp tục gửi cho người mua (đối với hóa đơn có mã).
Trường hợp 4: Phát sinh việc hủy hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ
(Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC)
Trường hợp người bán lập hóa đơn khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ theo quy định nhưng sau đó phát sinh việc hủy hợp đồng dịch vụ hoặc chấm dứt việc cung cấp dịch vụ thì xử lý như sau:
Người bán thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập sau khi kiểm tra hóa đơn điện tử dó.
Tiến hành thông tin tới Cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo Mẫu 04/SS-HĐĐT.
Trường hợp 5: Xử lý hóa đơn giấy sai sót sau khi đã chuyển sang hóa đơn điện tử
(Căn cứ khoản 6 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC)
Trường hợp đơn vị đã chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử nhưng phát hiện hóa đơn giấy đã lập trước đó (hóa đơn giấy lập theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP) có sai sót thì phương án xử lý như sau:
Lập văn bản thỏa thuận và ghi rõ sai sót.
Người bán thực hiện thông báo hóa đơn điện tử có sai sót Mẫu 04/SS-HĐĐT và gửi tới Cơ quan thuế.
Người bán tiến hành lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót.
Lưu ý: Hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn sai sót đa lập phải có dòng chữ: Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới thay thế để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã), hoặc người bán gửi cơ quan thuế để được cấp mã cho HĐĐT thay thế hóa đơn đã lập (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của CQT).
Trường hợp 6: Cơ quan thuế phát hiện hóa đơn có sai sót và thông báo đến người bán
(Căn cứ tại Khoản 3, Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP)
Bước 1: Tiếp nhận thông tin rà soát của cơ quan thuế, nơi cấp mã cho hóa đơn điện tử.
Nếu cơ quan thuế phát hiện lỗi trong hóa đơn điện tử của đơn vị, cơ quan này sẽ thông qua email gửi Mẫu số 01/TB-RSĐT (được ban hành cùng với Nghị định 123) để yêu cầu người bán kiểm tra và xác nhận lỗi.
Lưu ý:
Trên mẫu Thông báo về hóa đơn điện tử cần rà soát, CQT đã ghi rõ thời gian cụ thể mà người bán cần trả lời, đồng thời yêu cầu người bán cung cấp kết quả rà soát trở lại cho CQT trong khoảng thời gian đó. Nếu quá thời gian quy định mà người bán chưa phản hồi, CQT sẽ tiếp tục gửi thông báo yêu cầu rà soát lần thứ hai.
Trong trường hợp sau hai lần thông báo mà người bán không phản hồi, CQT sẽ xem xét việc tiến hành kiểm tra về việc sử dụng hóa đơn điện tử của đơn vị.
Bước 2: Người bán lập thông báo về hóa đơn điện tử có sai sót và gửi đến CQT.
Bước 3: Sau khi hủy/thay thế/điều chỉnh hóa đơn, người bán sẽ đợi CQT cấp mã và sau đó tiến hành gửi hóa đơn điều chỉnh đến người mua.
Trường hợp 7: Phát hiện hóa đơn Điều chỉnh hoặc Thay thế tiếp tục có sai sót
Dựa trên Điểm c của khoản 1 Điều 7 của Thông tư số 78/2021/TT-BTC, khi người bán đã điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn điện tử do sai sót (tuân theo quy định tại Điểm b khoản 2 Điều 19 NĐ 123) nhưng sau đó phát hiện hóa đơn tiếp tục có lỗi, người bán sẽ tuân theo phương pháp đã áp dụng trong lần xử lý sai sót ban đầu.
Ví dụ A: Nếu người bán phát hiện lỗi tên hàng hóa trên hóa đơn điện tử và thực hiện điều chỉnh, và sau đó hóa đơn vẫn còn sai sót, người bán sẽ tiếp tục lập hóa đơn điều chỉnh thay vì tạo hóa đơn mới để thay thế.
Ví dụ B: Tiền thuế trên hóa đơn điện tử bị viết sai -> Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế -> Hóa đơn tiếp tục có sai sót -> Tiếp tục lập hóa đơn điện tử mới thay thế, không được lập hóa đơn điện tử có điều chỉnh.
Trường hợp 8: Bảng tổng hợp hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan Thuế có sai sót
Dựa trên khoản 2 của Điều 7 trong Thông tư số 78/2021/TT-BTC, việc xử lý như sau:
Nếu sau thời gian quy định chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử có mã đến cơ quan thuế và xảy ra thiếu sót về dữ liệu của HĐĐT trong bảng tổng hợp: Người bán sẽ cung cấp thêm bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã bổ sung.
Trong trường hợp bảng tổng hợp dữ liệu đã gửi có sai sót: Người bán sẽ cung cấp thông tin điều chỉnh cho các mục đã kê khai trong bảng tổng hợp.
Khi điều chỉnh hóa đơn trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử, người bán cần điền đầy đủ các thông tin như: Ký hiệu mẫu số hóa đơn, Ký hiệu hóa đơn và Số hóa đơn vào cột 14 “thông tin hóa đơn liên quan” trong Mẫu 01/TH-HĐĐT. Tuy nhiên, trừ những trường hợp hóa đơn điện tử không yêu cầu bắt buộc phải cung cấp đầy đủ thông tin như ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, theo quy định tại khoản 14 của Điều 10 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Xem thêm: Cách xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ theo yêu cầu Bộ Tài Chính mới nhất
Người bán lập hóa đơn điều chỉnh hay lập hóa đơn mới thay thế nếu phát hiện hóa đơn điện tử sai sót?
Nguyên tắc xử lý trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có sai sót
Dựa trên khoản 2 của Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP liên quan đến việc xử lý hóa đơn điện tử khi có sai sót, quy định như sau:
Xử lý khi hóa đơn có sai sót:
Nếu hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế hoặc không có mã của cơ quan thuế và trong quá trình trao đổi, người mua hoặc người bán nhận thấy có lỗi, thì cách xử lý sẽ được thực hiện như sau:
a) Nếu chỉ có sai sót về tên, địa chỉ của người mua mà không liên quan đến mã số thuế và các chi tiết khác đều chính xác, người bán thực hiện thông báo cho người mua về lỗi và không cần phải lập lại hóa đơn. Đồng thời, người bán phải thông báo với cơ quan thuế về lỗi này theo mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA đi kèm Nghị định này, trừ trường hợp hóa đơn điện tử thay thế không có mã cơ quan thuế chưa gửi dữ liệu.
b) Nếu có lỗi liên quan đến mã số thuế, số tiền, thuế suất, chi tiết hàng hóa hoặc chất lượng, người bán có hai phương án:
b1) Sửa chữa hóa đơn điện tử bằng cách lập hóa đơn điều chỉnh. Trong trường hợp có sự đồng thuận trước khi lập hóa đơn giữa người bán và người mua, họ cần lập một văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót về lỗi trước khi điều chỉnh hóa đơn điện tử.
b2) Lập một hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn có lỗi, sau khi có văn bản thỏa thuận giữa hai bên về lỗi cụ thể.
Cả hai phương án trên đều yêu cầu người bán gửi hóa đơn đã được chỉnh sửa hoặc hóa đơn thay thế cho hóa đơn điện tử đến người mua hoặc cơ quan thuế, tùy thuộc vào việc hóa đơn có mã cơ quan thuế hay không.
c) Đối với lĩnh vực hàng không, hóa đơn đổi hoặc hoàn trả trong chứng từ vận chuyển hàng không được coi như hóa đơn điều chỉnh mà không cần thông tin cụ thể về việc “điều chỉnh tăng/giảm”.
Tóm lại, việc lựa chọn giữa hóa đơn điều chỉnh và hóa đơn thay thế sẽ tùy thuộc vào tình hình cụ thể của hóa đơn điện tử, cũng như sự đồng thuận giữa người mua và người bán.
Lưu ý khi xử lý hóa đơn điện tử đã được cấp bị sai thuế suất
Lưu ý khi xử lý hóa đơn điện tử đã được cấp bị sai thuế suất
Sau khi nắm được cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai thuế suất thì hãy cùng The Smile tiếp tục tìm hiểu các lưu ý quan trọng khi xử lý hóa đơn điện tử đã được cấp nhưng bị áp dụng sai thuế suất:
- Xác định lỗi sai: Đầu tiên, người bán cần xác định rõ lỗi liên quan đến việc áp dụng sai thuế suất. Điều này có thể liên quan đến việc nhập sai thông tin, hiểu lầm quy định thuế, hoặc các nguyên nhân khác.
- Liên hệ với cơ quan thuế để trao đổi: Ngay khi phát hiện, người bán nên liên hệ với cơ quan thuế để thông báo về sự cố và xác nhận quy trình cần tuân theo để sửa chữa sai sót.
- Thực hiện điều chỉnh hóa đơn theo quy định: Sau khi được hướng dẫn, người bán cần điều chỉnh hóa đơn điện tử bằng cách thay đổi thuế suất sai và cập nhật lại các thông tin liên quan khác nếu cần.
- Bổ sung thêm thông tin: Trong trường hợp cần, người bán cần cung cấp thông tin bổ sung hoặc tài liệu chứng minh cho cơ quan thuế để giải quyết vấn đề một cách minh bạch và chính xác.
Quản lý hóa đơn điện tử chính xác, an toàn cùng Dịch vụ hóa đơn điện tử Misa MeInvoice tại The Smile
Quản lý hóa đơn điện tử chính xác, an toàn cùng Dịch vụ hóa đơn điện tử Misa MeInvoice tại The Smile
Để tránh sai sót trong quá trình khai báo tại cơ quan thuế về hóa đơn điện tử và xử lý hóa đơn điện tử viết sai thuế suất kịp thời, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến các dịch vụ quản lý hóa đơn điện tử bên ngoài để phối hợp cùng với kế toán thực hiện giao dịch một cách suôn sẻ hơn. Công Ty Kế Toán The Smile là đơn vị cung cấp phần mềm quản lý hóa đơn điện tử đáp ứng nhu cầu sử dụng phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice, là giải pháp quản lý hóa đơn và dữ liệu bán hàng hóa, dịch vụ cho doanh nghiệp chính xác, uy tín.
Giới thiệu về dịch vụ hóa đơn điện tử Misa Melnvoice và The Smile
Dịch vụ hóa đơn điện tử Misa Melnvoice hỗ trợ xử lý hóa đơn điện tử viết sai thuế suất, giúp cho kế toán công ty tối ưu được quy trình xuất, nhập, lưu hóa đơn, tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức cho doanh nghiệp.
MeInvoice là giải pháp hóa đơn điện tử đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được ứng dụng công nghệ Blockchain của cuộc CMCN 4.0 giúp gia tăng độ an toàn, bảo mật và minh bạch của hóa đơn. Được phát triển bởi MISA – đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển phần mềm quản lý tài chính – kế toán cho doanh nghiệp với 25 năm kinh nghiệm.
Ưu điểm của dịch vụ tại The Smile
Thành lập từ 06/07/2007, The Smile là đơn vị có trên 16 năm kinh nghiệm hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực Thành lập Doanh nghiệp, Kế toán – kê khai thuế, có đầy đủ 4 chứng chỉ hành nghề được Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế công nhận. Bên cạnh phần mềm hóa đơn điện tử dành cho doanh nghiệp, chúng tôi còn hỗ trợ dịch vụ thành lập doanh nghiệp nhanh chóng giúp doanh nghiệp kịp thời làm hồ sơ thủ tục để bắt đầu hoạt động kinh doanh, dịch vụ kế toán trọn gói giúp cho doanh nghiệp theo dõi, sổ sách, giấy tờ và báo cáo thuế một cách đầy đủ.
Những ưu điểm đem lại khi sử dụng dịch vụ hóa đơn điện tử Misa Melnvoice tại The Smile
- Kết nối với nhiều phần mềm kế toán, bán hàng và phần mềm quản trị phổ biến.
- Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ theo các Nghị Định và Thông Tư mới nhất của Nhà nước.
- Khởi tạo hóa đơn nhanh chóng với đa dạng mẫu hóa đơn.
- Tiết kiệm thời gian nhập liệu, chi phí in ấn, bảo quản hoá đơn.
- Có chức năng xuất hoá đơn hàng loạt, thao tác dễ dàng, có ứng dụng để thao tác tức thời, nhanh chóng và tiện lợi.
- Theo dõi hạn nợ và tình hình thanh toán của từng hóa đơn và nhắc nhở thanh toán đúng hạn, tránh phạt chậm trả.
Một số đối tác đã hợp tác cùng The Smile
Prosound Center Vietnam
Trong lần quyết toán thực tế với Cơ Quan Thuế vừa rồi, dịch vụ kế toán thuế The Smile đã thể hiện sự chuyên nghiệp của mình trong cách sắp xếp chứng từ, giải trình hồ sơ, kết nối Doanh nghiệp và cơ quan Thuế và đã đem lại kết quả rất tốt làm cho việc quyết toán Thuế không còn là nỗi ám ảnh với Chúng tôi.
Powerland Vietnam
The Smile đã đồng hành cùng với Chúng tôi từ những ngày đầu thành lập. Trải qua 12 năm sử dụng dịch vụ kế toán đã giúp hai bên hiểu rõ về nhau. Mặc dù làm dịch vụ kế toán Thuế nhưng The Smile đã có nhiều đóng góp trong quy trình quản lý nội bộ giúp hệ thống kế toán nội bộ được hoàn thiện hơn.
Appvity
Trong suốt quá trình đồng hành cùng The Smile. Chúng tôi cảm nhận được sự an tâm khi sử dụng dịch vụ kế toán của Công ty. Sự kết hợp giữa bộ phận kiểm soát với việc sử dụng phần mềm kế toán Misa giúp cho dữ liệu chính xác hơn.
Ngoài ra, chúng tôi còn có thêm , giúp doanh nghiệp kịp thời làm hồ sơ, thủ tục để bắt đầu hoạt động kinh doanh.
Một số câu hỏi liên quan
Một số câu hỏi liên quan
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến việc xử lý hóa đơn điện tử viết sai thuế suất.
Căn cứ xử lý hóa đơn điện tử viết sai thuế suất?
Xử lý hóa đơn điện tử sai thuế suất được căn cứ theo Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Khi HĐĐT chưa gửi cho người mua
Trong trường hợp người bán phát hiện rằng hóa đơn điện tử đã được cấp mã bởi cơ quan thuế và chưa được gửi cho người mua có chứa lỗi về thuế suất, người bán cần tuân theo quy trình. Họ sẽ thực hiện thông báo về việc này đến cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA, được công bố cùng với Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Điều này nhằm yêu cầu hủy bỏ hóa đơn điện tử có mã đã cấp và chứa lỗi, sau đó lập một hóa đơn điện tử mới. Hóa đơn mới này sẽ được ký số và gửi đến cơ quan thuế để nhận mã hóa đơn mới thay thế.
Cơ quan thuế sẽ tiến hành hủy bỏ hóa đơn điện tử có mã đã cấp và có lỗi trên hệ thống của mình.
Hóa đơn điều chỉnh lần 1 bị sai nhưng chưa gửi cho người mua thì có được hủy không?
Trong trường hợp hóa đơn có sai sót chưa được gửi cho khách hàng, quy trình hủy hóa đơn không yêu cầu thông báo hủy đối với khách hàng. Đặc biệt, người nộp thuế cần chú ý không tự tiến hành hủy hóa đơn sai sót qua chức năng trên phần mềm của nhà cung cấp dịch vụ HĐĐT trước khi hoàn thiện Mẫu số 04/SS-HĐĐT, vào ngày 2 tháng 12 năm 2023.
Trường hợp nào không phải gửi mẫu 04/SS-HĐĐT?
Theo Điều 19 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, khi có yêu cầu lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn điện tử có sai sót, không cần phải gửi mẫu 04/SS-HĐĐT.
Để rõ hơn về quy định:
Nếu người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã và chưa được gửi cho người mua có lỗi, họ sẽ gửi mẫu 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế, sau đó lập hóa đơn mới và ký số trước khi gửi đến cơ quan thuế để nhận mã hóa đơn mới thay thế.
Khi hóa đơn đã được gửi:
Nếu chỉ có sai sót về tên và địa chỉ của người mua mà không liên quan đến mã số thuế và các thông tin khác, người bán sẽ thông báo cho người mua và gửi mẫu 04/SS-HĐĐT, không cần lập lại hóa đơn.
Nếu có sai lầm về mã số thuế, số tiền, thuế suất, hoặc thông tin về hàng hóa không chính xác, người bán có thể chọn một trong hai phương án: điều chỉnh hóa đơn đã có sai sót hoặc lập một hóa đơn mới thay thế cho hóa đơn cũ có lỗi.
Bên cạnh đó, theo Công văn số 1647/TCT-CS ngày 10/5/2023 của Tổng cục Thuế, quy định về việc gửi mẫu 04/SS-HĐĐT được trình bày như sau:
Dựa trên hướng dẫn này:
Khi thực hiện việc lập hoá đơn điện tử điều chỉnh hoặc thay thế, quy trình không yêu cầu gửi mẫu thông báo 04/SS-HĐĐT.
Tuy nhiên, trong trường hợp hủy bỏ hóa đơn đã được cấp mã từ cơ quan thuế nhưng chưa được gửi cho người mua, hoặc hóa đơn chỉ có sai sót về tên và địa chỉ của người mua (nhưng không liên quan đến mã số thuế và các chi tiết khác), thì việc gửi mẫu 04/SS-HĐĐT là bắt buộc. Nói cách khác, khi xử lý việc hủy hoặc giải thích về hóa đơn điện tử, người có trách nhiệm phải gửi mẫu 04/SS-HĐĐT.
Tổng kết: Trong trường hợp lập hoá đơn điện tử điều chỉnh hoặc thay thế hóa đơn đã có lỗi, các doanh nghiệp không cần nộp mẫu 04/SS-HĐĐT.
Xem thêm: Hướng dẫn cách xuất hóa đơn điện tử trên các phần mềm kế toán thông dụng hiện nay