Quy định về hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống hiện nay thay đổi liên tục. Chính vì thế, đã có nhiều doanh nghiệp bị bắt buộc chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử ăn uống lâm vào tình trạng hoang mang. Vậy, quy định về hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống cho tất cả khách hàng theo thông tư 78 như thế nào? Hãy cùng The Smile tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt ý chính
- Từ ngày 1/7/2022, tất cả các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực kinh doanh có hóa đơn bắt buộc phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử, bao gồm cả dịch vụ ăn uống.
- Theo quy định tại Điều 8 của Thông tư số 78/2021/TT-BTC, các đối tượng được chọn lựa áp dụng tờ hóa đơn điện tử bắt đầu từ máy tính tiền bao gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh, cũng như hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai.
- Doanh nghiệp viết hóa đơn ăn uống theo Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hóa đơn điện tử cho dịch vụ ăn uống phải cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết gồm: Tên hóa đơn, ký hiệu và mẫu số hóa đơn, số thứ tự, thông tin người bán, người mua và chi tiết hàng hóa
- Khi lập hóa đơn điện tử cho dịch vụ cung cấp đồ ăn uống, người lập cần lưu ý thời điểm lập, hóa đơn điện tử thì nội dung sẽ khác, hóa đơn giấy thì nội dung sẽ khác theo quy định của pháp luật.
Thông tin chung về hóa đơn điện tử
Thông tin chung về hóa đơn điện tử
Hóa đơn điện tử (HĐĐT) là loại hóa đơn được biểu diễn dưới dạng dữ liệu điện tử, được tổ chức hoặc cá nhân cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tạo ra thông qua các phương tiện điện tử. Mục đích chính của HĐĐT là ghi chép thông tin liên quan đến việc bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ, tuân theo quy định về kế toán và luật thuế của pháp luật. Điều này cũng áp dụng cho những trường hợp khi hóa đơn được tạo ra bằng cách sử dụng máy tính. Điều này có hiệu lực từ ngày 30 tháng 6 năm 2023.
Quy định về hóa đơn dịch vụ ăn uống điện tử theo thông tư 78
Quy định về hóa đơn dịch vụ ăn uống điện tử theo thông tư 78
Từ ngày 1/7/2022, tất cả các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực kinh doanh có hóa đơn bắt buộc phải chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, trong một số ngành đặc thù như dịch vụ ăn uống và lĩnh vực nhà hàng – khách sạn, nhiều chuyên gia kế toán vẫn gặp khó khăn trong việc thực hiện chuyển đổi và áp dụng hóa đơn điện tử.
Theo quy định tại Điều 8 của Thông tư số 78/2021/TT-BTC, các đối tượng được chọn lựa áp dụng tờ hóa đơn điện tử bắt đầu từ máy tính tiền bao gồm các tổ chức, cá nhân kinh doanh, cũng như hộ kinh doanh nộp thuế thông qua phương pháp kê khai, với hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng.
Các mô hình kinh doanh áp dụng bao gồm trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ, siêu thị, nhà hàng, dịch vụ ăn uống, khách sạn, cửa hàng bán lẻ thuốc tân dược và dịch vụ giải trí. Do đó, dịch vụ ăn uống cũng nằm trong danh sách các đối tượng kê khai có sử dụng hóa đơn đầu vào là hóa đơn điện tử thông qua máy tính tiền liên kết với cơ quan thuế.
Hướng dẫn viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống
Hướng dẫn viết hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống
Căn cứ theo Điều 9, Nghị định 123/2020/NĐ-CP, thời điểm lập hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống đối với một số trường hợp cụ thể được quy định:
“4. Thời điểm sử dụng hóa đơn bắt buộc đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
…
g) Đối với cơ sở kinh doanh thương mại bán lẻ, kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình hệ thống cửa hàng bán trực tiếp đến người tiêu dùng nhưng việc hạch toán toàn bộ hoạt động kinh doanh được thực hiện tại trụ sở chính (trụ sở chính trực tiếp ký hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ; hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ từng cửa hàng xuất cho khách hàng xuất qua hệ thống máy tính tiền của từng cửa hàng đứng tên trụ sở chính), hệ thống máy tính tiền kết nối với máy tính chưa đáp ứng điều kiện kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế, từng giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống có in Phiếu tính tiền cho khách hàng ghi đơn vị tính cụ thể, dữ liệu Phiếu tính tiền có lưu trên hệ thống và khách hàng không có nhu cầu nhận hóa đơn điện tử thì cuối ngày cơ sở kinh doanh căn cứ thông tin từ Phiếu tính tiền để tổng hợp lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa, cung cấp đồ ăn uống trong ngày, trường hợp khách hàng yêu cầu lập hóa đơn điện tử bán thì cơ sở kinh doanh lập hóa đơn điện tử giao cho khách hàng.”
Hướng dẫn doanh nghiệp phát hành hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống
Hướng dẫn doanh nghiệp phát hành hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống
Theo quy định của Nghị định 123/2020/NĐ-CP, khi tạo hóa đơn điện tử, người bán cần chỉ rõ tên của hàng hóa hoặc dịch vụ trên hóa đơn. Nếu có mã quy định cho hàng hóa hoặc dịch vụ, hóa đơn cần phải ghi cả tên và mã đó. Đáng chú ý, mỗi mặt hàng trên hóa đơn cần được ghi trên một dòng riêng biệt mà không có giới hạn về số trang cho hóa đơn.
Hóa đơn điện tử cho dịch vụ ăn uống phải cung cấp đầy đủ thông tin sau:
- Tên hóa đơn, ký hiệu và mẫu số hóa đơn, số thứ tự.
- Thông tin về người bán: Tên, địa chỉ và mã số thuế.
- Thông tin về người mua: Tên, địa chỉ và mã số thuế.
- Thông tin chi tiết về hàng hóa: Tên, đơn vị tính, đơn giá và tổng thành tiền (bằng số và bằng chữ).
Dựa trên Công văn 431/CTQNI-TTHT ngày 18/1/2022 từ Cục thuế Quảng Ninh, khi xem xét tên và đơn vị tính cho hàng hóa và dịch vụ, kế toán cần tuân theo:
- Đối với các doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chỗ, các mặt hàng như thịt, rau cải, cua, tôm, bia, rượu, nước ngọt, phân phát nhiên liệu điện và các dịch vụ khác, hóa đơn cần phải ghi rõ.
- Nếu dịch vụ ăn uống được cung cấp dưới dạng bán suất, hộp, hoặc cơm văn phòng, hóa đơn cần ghi rõ đơn vị tính là suất, hộp, dĩa kèm theo tên các món ăn.
- Điều quan trọng là không được ghi chung dòng trên một tờ hóa đơn “Dịch vụ ăn uống” như một tên hàng hóa trên hóa đơn điện tử có mã số thuế.
Lập, xuất hóa đơn điện tử kinh doanh dịch vụ ăn uống có cần bảng kê không?
Lập, xuất hóa đơn điện tử kinh doanh dịch vụ ăn uống có cần bảng kê không?
Công văn số 3447/CT-TTHT năm 2020 về hóa đơn điện tử, được ban hành bởi Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh, quy định rõ ràng về việc lập hóa đơn điện tử cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng và khách sạn. Theo quy định này, khi Công ty hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng và khách sạn và cần lập hóa đơn điện tử cho khách hàng, hóa đơn thông tin bán hàng hóa cần tuân thủ đầy đủ các hướng dẫn tại Điều 4, Khoản 1 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
Tuy nhiên, trong trường hợp kinh doanh dịch vụ, việc ghi “đơn vị tính” trên hóa đơn không bắt buộc. Hóa đơn điện tử cần đảm bảo thông tin được cung cấp một cách rõ ràng và theo quy định tại Điều 3, Khoản 3 của Thông tư số 32/2011/TT-BTC. Đặc biệt, đối với hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, Công ty không được phép lập hóa đơn điện tử mà không có danh mục hàng hóa, và không được thay thế bằng bảng kê hàng hóa bản giấy cho khách hàng.
Lưu ý khi lập, xuất hóa đơn điện tử cho dịch vụ cung cấp đồ ăn uống
Lưu ý khi lập, xuất hóa đơn điện tử cho dịch vụ cung cấp đồ ăn uống
Khi lập hóa đơn điện tử cho dịch vụ cung cấp đồ ăn uống, người lập cần lưu ý thời điểm lập, hóa đơn điện tử thì nội dung sẽ khác, hóa đơn giấy thì nội dung sẽ khác theo quy định của pháp luật.
Thời điểm lập, xuất hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ, đồ ăn thức uống, chính vì thế, khi khách hàng thanh toán xong mới tiến hành dịch vụ phát hành hóa đơn, và trong hóa đơn phải thể hiện đầy đủ nội dung cần thiết.
Đối với khách hàng thanh toán trước thì thời điểm xuất hóa đơn điện tử bán hàng là sau khi thu tiền xong.
Nếu Phiếu tính tiền được lưu trên hệ thống và khách hàng không yêu cầu nhận hóa đơn điện tử, cơ sở kinh doanh sẽ dựa vào thông tin từ Phiếu tính tiền để tổng hợp và lập hóa đơn điện tử cho các giao dịch bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ ăn uống trong ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp khách hàng đề nghị hóa đơn điện tử, cơ sở kinh doanh thì hóa đơn điện tử được tạo và cung cấp hóa đơn điện tử cho họ.
Xem thêm: Top 10 Phần Mềm Quản Lý Hóa Đơn Điện Tử Liên Kết Với Máy Bán Hàng
Misa MeInvoice – Dịch vụ hóa đơn điện tử cho các giao dịch ăn uống của cửa hàng
Misa MeInvoice – Dịch vụ hóa đơn điện tử cho các giao dịch ăn uống của cửa hàng
Nếu bạn là chủ hộ kinh doanh nhà hàng, quán ăn hay các quán cà phê trong khu vực đang tìm kiếm dịch vụ hóa đơn điện tử thì Misa MeInvoice là giải pháp tối ưu trong việc cung cấp hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống chính xác, uy tín cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh.
Giới thiệu về Misa MeInvoice
Misa MeInvoice là một phần mềm chuyên cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác. Có thể nói, dịch vụ Misa MeInvoice cung cấp hóa đơn điện tử có kèm mã của cơ quan thuế, thay thế hóa đơn giấy hiệu quả.
Với hơn nhiều năm kinh nghiệm hoạt động và được phát triển bởi MISA – đơn vị hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển phần mềm quản lý tài chính – kế toán cho doanh nghiệp với 25 năm kinh nghiệm. Sở hữu các ưu điểm như:
- Kết nối với nhiều phần mềm kế toán, bán hàng và phần mềm quản trị phổ biến.
- Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ theo các Nghị Định và Thông Tư mới nhất của Nhà nước.
- Khởi tạo hoá đơn nhanh chóng với đa dạng mẫu hoá đơn.
- Tiết kiệm thời gian nhập liệu, chi phí in ấn, bảo quản hoá đơn.
- Có chức năng xuất hoá đơn hàng loạt, thao tác dễ dàng, có ứng dụng để thao tác tức thời, nhanh chóng và tiện lợi.
- Theo dõi hạn nợ và tình hình thanh toán của từng hóa đơn và nhắc nhở thanh toán đúng hạn, tránh phạt chậm trả.
The Smile – cung cấp dịch vụ Misa MeInvoice nhanh chóng, uy tín
Khi doanh nghiệp muốn chuyển đổi sang hóa đơn điện tử cần đáp ứng hạ tầng công nghệ thông tinh, trình độ sử dụng công nghệ thông tin, khả năng lưu trữ, sử dụng chứng từ điện tử, chữ ký số, khả năng chấp nhận sử dụng hóa đơn điện tử của khách hàng. Đến với The Smile, bạn sẽ được chúng tôi hỗ trợ dịch vụ hóa đơn điện tử Misa MeInvoice với quy trình đơn giản, minh bạch và uy tín. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ được tích hợp phần mềm Misa MeInvoice vào máy nhanh chóng.
Giới thiệu về The Smile
Thành lập từ 06/07/2007, công ty kế toán The Smile là đơn vị có trên 16 năm kinh nghiệm hoạt động chuyên sâu trong lĩnh vực Thành lập Doanh nghiệp, Kế toán – kê khai thuế, có đầy đủ 4 chứng chỉ hành nghề được Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế công nhận. Với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi đã cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp cũng như dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh cá thể, kế toán thuế và giải pháp cho hơn 1000+ doanh nghiệp (ký Hợp đồng dịch vụ trên 3năm).
Một số đối tác của The Smile
Prosound Center Vietnam
Trong lần quyết toán thực tế với Cơ Quan Thuế vừa rồi, dịch vụ kế toán thuế The Smile đã thể hiện sự chuyên nghiệp của mình trong cách sắp xếp chứng từ, giải trình hồ sơ, kết nối Doanh nghiệp và cơ quan Thuế và đã đem lại kết quả rất tốt làm cho việc quyết toán Thuế không còn là nỗi ám ảnh với Chúng tôi.
Powerland Vietnam
The Smile đã đồng hành cùng với Chúng tôi từ những ngày đầu thành lập. Trải qua 12 năm sử dụng dịch vụ kế toán đã giúp hai bên hiểu rõ về nhau. Mặc dù làm dịch vụ kế toán Thuế nhưng The Smile đã có nhiều đóng góp trong quy trình quản lý nội bộ giúp hệ thống kế toán nội bộ được hoàn thiện hơn.
Appvity
Trong suốt quá trình đồng hành cùng Công ty The Smile. Chúng tôi cảm nhận được sự an tâm khi sử dụng dịch vụ kế toán của Công ty. Sự kết hợp giữa bộ phận kiểm soát với việc sử dụng phần mềm kế toán Misa giúp cho dữ liệu chính xác hơn.
Một số câu hỏi thường gặp
Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp về hóa đơn điện tử dịch vụ ăn uống:
Hóa đơn dịch vụ ăn uống là gì?
Hóa đơn dịch vụ ăn uống là chứng từ kế toán do các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ ăn uống lập ra khi có khách mua dịch vụ. Nội dung hóa đơn có ghi tên hàng hóa, danh mục hàng hóa, cung cấp dịch vụ ăn uống (Thông tin về hàng hóa bán của bên bán, khối lượng, số lượng, đơn giá, thời gian cung cấp dịch vụ,….)
Dịch vụ ăn uống dùng hóa đơn điện tử loại nào?
Dịch vụ ăn uống sử dụng hóa đơn điện tử tuân thủ đầy đủ các thông tin chứa trong hóa đơn điện tử được quy định tại Điều 10 của Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020.
Cần đảm bảo tuân thủ các quy định về đặt tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn và mã mẫu số hóa đơn. Tên liên hóa đơn áp dụng cho các hóa đơn được cơ quan thuế in theo chỉ dẫn từ Bộ Tài chính. Thông tin cụ thể trên hóa đơn bao gồm:
- Số hóa đơn.
- Thông tin về người bán: Tên, địa chỉ, và mã số thuế.
- Thông tin về người mua: Tên, địa chỉ, và mã số thuế.
- Chi tiết hàng hóa hoặc dịch vụ: Tên danh mục hàng hóa bán ra đảm bảo nguyên tắc thông tin chứa trong đó không sai lệch, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, thành tiền chưa bao gồm thuế GTGT, thuế GTGT, và các thông tin liên quan khác.
- Chữ ký của người bán và người mua (nếu có).
- Thời gian lập hóa đơn theo định dạng ngày, tháng, năm.
- Thời gian ký số trên hóa đơn điện tử cũng theo định dạng ngày, tháng, năm, với quy định về thời gian khai thuế khi có sự khác biệt.
- Mã cơ quan thuế cho hóa đơn điện tử.
- Chi phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu, khuyến mại, và các nội dung khác liên quan theo quy định.
- Tên và mã số thuế của tổ chức in hóa đơn (đối với hóa đơn do cơ quan thuế in).
- Thể hiện đồng tiền, chữ viết, và chữ số trên hóa đơn.
- Các nội dung khác có thể bao gồm biểu trưng, logo, hoặc hình ảnh đại diện của người bán.
Mục tiêu chính là đảm bảo rõ ràng, chính xác và tuân thủ các quy định pháp lý về hóa đơn.
Hóa đơn dịch vụ ăn uống có cần phải ghi chi tiết những món ăn và thuế suất liên quan hay không?
Dựa vào khoản 6 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về nội dung ghi trên hóa đơn như sau:
Nội dung của hóa đơn
…
6. Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ; thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tổng số tiền thuế giá trị gia tăng theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế giá trị gia tăng, tổng tiền thanh toán đã có thuế giá trị gia tăng.
a) Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ
– Tên hàng hóa, dịch vụ: Trên hóa đơn phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ bằng tiếng Việt. Trường hợp hóa đơn bán hàng hóa có nhiều chủng loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại (ví dụ: điện thoại Samsung, điện thoại Nokia…)
Theo đó, thời điểm lập hóa đơn dịch vụ ăn uống cũng phải thể hiện tên hàng hóa, dịch vụ trong hóa đơn đó.
Trường hợp nơi đó có bán hàng hóa có nhiều loại khác nhau thì tên hàng hóa thể hiện chi tiết đến từng chủng loại trên mẫu hóa đơn.
Đồng thời, phần mềm hóa đơn điện tử phải lập hóa đơn thành tiền chưa bao gồm thuế GTGT nhưng khi tính tổng tiền thanh toán thì phải có thuế GTGT.
Cụ thể, Tổng cục Thuế hướng dẫn cách viết người bán là người bán sẽ xác định hàng hóa, dịch vụ cung cấp để xác định nội dung trên hóa đơn thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, không bắt buộc phải nêu chi tiết từng món ăn nếu không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế (thuế suất thuế TTĐB, GTGT,…).
Hiểu đơn giản là khi các món ăn hoặc sản phẩm có thuế suất thuế GTGT hay thuế TTĐB thì hóa đơn điện tử khởi tạo cần ghi chi tiết mức thuế suất, tên hàng hóa, dịch vụ trên hóa đơn.
Xem thêm: [Mới] Cách xuất hóa đơn điện tử cho hộ kinh doanh theo yêu cầu từ Bộ Tài Chính