Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp cập nhật mới nhất

các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp
Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp cập nhật mới nhất

Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp là vấn đề được nhiều người quan tâm khi muốn khởi nghiệp hay tự kinh doanh. Việc tuân thủ các quy định về thuế của Nhà nước là trách nhiệm và nghĩa vụ mà các hộ kinh doanh cần thực hiện. Để tìm hiểu thêm về nội dung này, bạn hãy theo dõi bài viết sau đây của The Smile nhé!

1. Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp

Trong quá trình hoạt động, các hộ kinh doanh cần phải nộp một số khoản thuế và lệ phí theo đúng quy định của pháp luật (ngoại trừ trường hợp được miễn thuế). Hiện nay, các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp bao gồm:

  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): là một loại thuế trực thu mà cá nhân và hộ kinh doanh phải nộp dựa trên tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh và các nguồn thu nhập khác.
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT): là một loại thuế gián thu được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ phát sinh từ trong quá trình sản xuất, lưu thông đến khi tới tay người tiêu dùng
  • Thuế môn bài (Lệ phí môn bài): là một loại thuế trực thu mà cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh,… phải nộp hàng năm, phụ thuộc vào doanh thu bình quân cả năm

Ngoài các khoản thuế chính được nêu ở trên, hộ kinh doanh có thể phải nộp thêm thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường,… khi kinh doanh những hàng hóa đặc thù theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp

Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp

2. Doanh thu bao nhiêu thì cần phải nộp thuế?

Theo quy định hiện hành, hộ kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trên 100 triệu đồng trở lên trong năm phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân. Mỗi hộ kinh doanh cần có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực và đúng hạn.

Như vậy hộ kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế không? Câu trả lời là có thể. Nếu như hộ kinh doanh không nằm trong trường hợp miễn giảm thuế và có phát sinh doanh thu trên 100 triệu đồng thì dù quy mô nhỏ hay lớn đều phải có nghĩa vụ nộp thuế đúng hạn. 

các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp

Hộ kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm cần nộp đầy đủ các khoản thuế

3. Cách tính thuế hộ kinh doanh phải nộp

Để có thể chủ động trong việc xác định số tiền thuế cần nộp, bạn có thể tham khảo các phương pháp tính các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp sau đây:

3.1 Thuế môn bài

Đây là một loại thuế cần đóng cố định hàng năm, phụ thuộc vào doanh thu của hộ kinh doanh. Theo thông tư số 302/2016/TT-BTC, mức đóng thuế môn bài cho hộ kinh doanh như sau:

Trường hợp Lệ phí môn bài
Doanh thu của hộ kinh doanh trên 500 triệu đồng một năm 1.000.000 đồng/năm
Doanh thu của hộ kinh doanh từ 300 đến 500 triệu đồng một năm 500.000 đồng/năm
Doanh thu của hộ kinh doanh từ 100 đến 300 triệu đồng một năm 300.000 đồng/năm
Doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống;
Hộ kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định;
Hộ kinh doanh thuộc các lĩnh vực: sản xuất muối, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần nghề cá, đánh bắt thủy hải sản 
Miễn lệ phí môn bài
hộ kinh doanh nhỏ lẻ có phải nộp thuế không

Thuế môn bài là một trong các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp

3.2 Thuế giá trị gia tăng

Hiện nay, thuế giá trị gia tăng (VAT) được tính theo hai phương pháp: khấu trừ và trực tiếp. Hộ kinh doanh có thể lựa chọn phương pháp tính thuế phù hợp dựa trên doanh thu của mình. Nếu doanh thu dưới 1 tỷ đồng thì sử dụng phương pháp trực tiếp. Ngược lại, nếu doanh thu từ 1 tỷ đồng trở lên, hộ kinh doanh cần sử dụng phương pháp khấu trừ.

Phương pháp trực tiếp:

Công thức: Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ phần trăm 

Trong đó:

  • Doanh thu: Tổng số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT
  • Tỷ lệ % ở mỗi nhóm lĩnh vực kinh doanh không giống nhau, được quy định tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC

Phương pháp khấu trừ: 

Công thức: Thuế GTGT phải nộp = Số thuế GTGT đầu ra trừ – Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

Trong đó: Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT. 

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế GTGT được ghi trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ và tài sản cố định; trên chứng từ nộp thuế GTGT của các hàng hóa nhập khẩu; trên chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài và đáp ứng đủ mọi điều kiện khấu trừ thuế đầu vào.

các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp

Có 2 cách tính thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh

3.3 Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân cũng là một trong các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp. Theo Điều 2 của Thông tư 92/2015/TT-BTC, thuế thu nhập cá nhân được xác định như sau:

Thuế Thu nhập cá nhân phải nộp = Doanh thu tính thuế x Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân

Trong đó:

Doanh thu tính thuế:

  • Là doanh thu đã bao gồm thuế của toàn bộ tiền bán hàng, tiền hoa hồng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh ngay trong kỳ tính thuế từ những hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
  • Nếu cá nhân nộp thuế khoán sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế, thì doanh thu tính thuế sẽ được căn cứ trên doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn.

 Tỷ lệ thuế (thuế suất)

Hoạt động kinh doanh Tỷ lệ thuế
Phân phối, cung cấp hàng hóa 0,5%.
Dịch vụ và xây dựng không có bao thầu nguyên vật liệu 2%.
Sản xuất, vận tải và dịch vụ có gắn với hàng hóa,  xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu 1,5%.
Hoạt động kinh doanh khác 1%

Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp cần đảm bảo đóng đủ và đúng thời hạn, nếu không sẽ phát sinh ra các khoản chi phí khác như: phạt nộp thuế chậm; phạt chậm kê khai,… Điều này sẽ khiến cho số tiền thuế cần nộp có thể nhiều hơn so với dự kiến.

các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp

Công thức tính thuế thu nhập cá nhân

4. Các trường hợp hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài?

Các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp có thể được miễn trong những trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật. Hộ kinh doanh của bạn sẽ được miễn thuế môn bài khi thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau đây:

  • Hộ kinh doanh có mức doanh thu từ 100 triệu đồng trở xuống trong năm.
  • Hộ kinh doanh không thường xuyên, không có địa điểm cố định
  • Hộ kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất muối, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần nghề cá, đánh bắt thủy hải sản
  • Miễn thuế môn bài trong năm đầu thành lập hay bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với các tổ chức thành lập mới
hộ kinh doanh phải nộp thuế gì

Một số trường hợp hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài

Trên đây là những thông tin chi tiết về các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp. The Smile hi vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu thêm về vấn đề này và có thể tính toán chính xác được số thuế phải nộp trong năm. Nếu bạn cần tư vấn về Dịch vụ thành lập doanh nghiệpDịch vụ kế toán trọn gói, hãy liên hệ ngay The Smile để được tư vấn nhé!

>>>>Xem thêm: Đăng ký bản quyền thương hiệu bao lâu xong?

>>>>Xem thêm: Tra cứu ngành nghề kinh doanh công ty theo mã số thuế chuẩn nhất

các loại thuế hộ kinh doanh phải nộp

Các dịch vụ tại The Smile:

  • Kế toán trọn gói.
  • Thành lập doanh nghiệp.
  • Rà soát sổ sách Kế toán.
  • Lao động – BHXH.

Chúng tôi cung cấp Giải pháp Kế toán – Thuế toàn diện, kiểm soát rủi ro để doanh nghiệp an tâm tăng trưởng. Liên hệ The Smile ngay!

Email: admin@thesmile.vn

Điện thoại: 1900 8888 72

Zalo: 0918 020 040

Văn phòng 1:

LP-03.16 toà Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Bình Thạnh, TP.HCM

Văn phòng 2:

27 (R4-83) Hưng Gia 1, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM

Văn phòng 3:

106/19B Lưu Chí Hiếu, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM

Đăng ký tư vấn dịch vụ

Kiểm duyệt nội dung

Lê Thị Lực
Lê Thị Lực

Chị Lê Thị Lực là chuyên gia tài chính và kế toán có hơn 11 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán thuế, hiện đang đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng Kế toán và kiểm soát nội bộ của Công ty The Smile. Với nghiệp vụ vững chắc trong lĩnh vực kế toán thuế, chị Lực đã tư vấn và thực hiện nghiệp vụ kế toán cho rất nhiều doanh nghiệp.

Linked-in
Bài viết này hữu ích cho bạn chứ? Hãy để lại đánh giá bạn nhé.
0
0 đánh giá
  • Chọn đánh giá