So sánh và tư vấn chọn loại hình doanh nghiệp hiện nay

Hình 1
So sánh và tư vấn chọn loại hình doanh nghiệp hiện nay

Trong bối cảnh kinh tế đang có xu hướng phát triển cực kỳ mạnh mẽ, việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp như thế nào cho phù hợp là vấn đề chung mà rất nhiều người muốn thành lập doanh nghiệp quan tâm. Trong bài viết dưới đây, TheSmile sẽ giải đáp cho bạn một vài câu hỏi phổ biến dựa trên nền tảng Luật doanh nghiệp 2020 mới nhất.

Chúng ta hãy cùng so sánh các loại hình công ty cơ bản theo Luật doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa chúng.

Nên lựa chọn loại hình doanh nghiệp nào, có những loại hình doanh nghiệp nào, cách phân biệt và so sánh các loại hình doanh nghiệp như thế nào, …Tất cả sẽ được TheSmile trình bày chi tiết trong phần bài viết bên dưới đây.

Các loại hình công ty cơ bản

Luật doanh nghiệp năm 2020 mới nhất quy định 5 loại hình doanh nghiệp như sau:

Công ty TNHH (Công ty Trách nhiệm hữu hạn)

Loại hình doanh nghiệp này bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên. Trong đó, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) là doanh nghiệp do 1 tổ chức hoặc 1 cá nhân làm chủ sở hữu. Công ty trách nhiệm hữu hạn 02 thành viên trở lên là doanh nghiệp mà trong đó thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức, nó có tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên.

Cần lưu ý rằng, mặc dù có tư cách pháp nhân, những loại hình doanh nghiệp này chỉ được phát hành trái phiếu mà không được phát hành cổ phiếu.

Công ty Cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau, được gọi là cổ phần. Trong đó, những người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông, với số lượng cổ đông tối thiểu là 03 cổ đông. Không giống như công ty TNHH, công ty có tư cách pháp nhân và được quyền phát hành cả trái phiếu lẫn cổ phiếu.

Công ty hợp danh (Công ty Hợp danh)

Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp có ít nhất 02 thành viên là đồng sở hữu, dưới một tên công ty chung và đồng thời chịu trách nhiệm với các khoản nợ và nghĩa vụ của công ty. Các công ty hợp danh có tư cách pháp nhân nhưng không được phép phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.

Công ty Cổ phần hóa phần vốn Nhà nước

Đây là các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật doanh nghiệp 2020.

Công ty có tư cách pháp nhân, chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản của doanh nghiệp. Trong trường hợp của công ty cổ phần vốn nhà nước, nhà nước sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi tài sản góp vốn vào doanh nghiệp.

Công ty liên doanh

Công ty liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác, dựa trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa các chính phủ với nhau, hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.

Công ty liên doanh được thành lập dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Mỗi bên sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn cam kết góp vào vốn pháp định của doanh nghiệp. Kể từ ngày được cấp Giấy phép đầu tư, Công ty liên doanh mới có tư cách pháp nhân. 

Công ty liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác

Công ty con

Công ty con là thuật ngữ chỉ những công ty chịu sự quản lý và chi phối bởi một công ty mẹ hay công ty holding (Tổng công ty). Có thể hiểu, công ty con là công ty được một công ty khác góp vốn trên 50% vốn điều lệ công ty. 

So sánh các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam

Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những đặc điểm và ưu nhược điểm riêng. TheSmile sẽ so sánh một số khác biệt cơ bản của từng loại hình doanh nghiệp để bạn dễ dàng lựa chọn loại hình công ty phù hợp nhu cầu, định hướng phát triển.

Sự khác biệt về cấu trúc và quyền lực của các loại hình công ty

Lượng cổ đông càng lớn, cấu trúc doanh nghiệp càng phức tạp. Điều này dẫn tới việc công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức phức tạp nhất.

Gọn nhẹ nhất phải kể tới cơ cấu của công ty TNHH MTV (một thành viên), tiếp đến là công ty TNHH 02 thành viên trở lên và công ty hợp danh.

Sự khác biệt về trách nhiệm và rủi ro của chủ sở hữu

Tại công ty TNHH và công ty cổ phần, cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ trong phạm vi số vốn góp vào công ty, vì thế tương đối an toàn cho các thành viên, cổ đông khi góp vốn vào doanh nghiệp.

Riêng với loại hình công ty hợp danh, chế độ trách nhiệm được kết hợp từ các loại hình doanh nghiệp còn lại và chia cụ thể như sau: Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản cá nhân; Thành viên góp vốn chịu trách nhiệm trên phạm vi số vốn đã góp.

Tại công ty TNHH và công ty cổ phần, cổ đông góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn

Sự khác biệt trong việc quản lý và quyết định

Đối với các cấu trúc quyền lực trong từng loại hình doanh nghiệp:

  • Tại các công ty cổ phần, đại hội đồng cổ đông nắm giữ quyền lực cao nhất, còn hội đồng quản trị sẽ trực tiếp quản lý và điều hành công ty.
  • Với công ty TNHH 02 thành viên trở lên, các quyết định liên quan tới cơ cấu quản lý, chiến lược kinh doanh, đầu tư… phải được hội đồng thành viên thông qua. Bản thân giám đốc/tổng giám đốc chỉ có quyền hạn trong việc điều hành hoạt động kinh doanh, báo cáo và chịu trách nhiệm với Hội đồng thành viên về nhiệm vụ được giao.
  • Tại công ty hợp danh, hội đồng thành viên có quyền quyết định tất cả các công việc kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, tất cả các quyết định phải được đa số thành viên hợp danh tán thành với tỷ lệ 3/4 hoặc 2/3, để được thông qua.
  • Đối với công ty TNHH 01 thành viên và doanh nghiệp tư nhân: Người có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là chủ sở hữu doanh nghiệp.

Khả năng thu hút vốn đầu tư và hợp tác với đối tác

Loại hình công ty có khả năng huy động vốn cao và linh hoạt nhất là công ty cổ phần. Thứ hai là công ty TNHH 2 thành viên trở lên, vị trí thứ 3 là công ty hợp danh, thứ 4 là công ty TNHH 1 thành viên, cuối cùng là doanh nghiệp tư nhân.

Tiêu chí và yêu cầu về vốn điều lệ

Vốn pháp định của công ty liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Về mức độ tham gia quản lý doanh nghiệp, tỷ lệ lợi nhuận được hưởng và rủi ro mà mỗi bên tham gia liên doanh phải gánh chịu sẽ được căn cứ vào tỷ lệ góp vốn của từng bên.

Đối với công ty con, căn cứ  theo Khoản 2 và Khoản 3 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định:

  • Công ty con không được đầu tư mua cổ phần, góp vốn vào công ty mẹ;
  • Các công ty con của cùng một công ty mẹ không được đồng thời cùng góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau
  • Các công ty con có cùng công ty mẹ (công ty mẹ sở hữu ít nhất 65% vốn nhà nước) không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác hoặc thành lập công ty mới.

Lựa chọn loại hình công ty phù hợp

  • Để lựa chọn loại hình công ty phù hợp, bạn cần xem xét các yếu tố sau:
  • Xác định mục tiêu kinh doanh và chiến lược phát triển lâu dài và lợi nhuận bền vững.
  • Đánh giá tài chính và khả năng quản lý.
  • Xem xét các yêu cầu pháp lý và thuế.
  • Tìm hiểu về sự cạnh tranh và thị trường.
  • Khám phá các tùy chọn tài chính và vốn đầu tư như: Khả năng chuyển nhượng và huy động vốn của doanh nghiệp; Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về cách tra cứu thông tin doanh nghiệp trên mạng quốc gia. Ngoài ra, nếu bạn đang gặp khó khăn về các thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc về dịch vụ Kế toán trọn gói, hãy liên hệ với The Smile để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Các dịch vụ tại The Smile:

  • Kế toán trọn gói.
  • Thành lập doanh nghiệp.
  • Rà soát sổ sách Kế toán.
  • Lao động – BHXH.

Chúng tôi cung cấp Dịch vụ thành lập công ty – Giải pháp Kế toán – Thuế toàn diện, kiểm soát rủi ro để doanh nghiệp an tâm tăng trưởng. Liên hệ The Smile ngay!

Email: admin@thesmile.vn

Điện thoại: 1900 8888 72

Zalo: 0918 020 040

Văn phòng 1:

LP-03.16 toà Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Bình Thạnh, TP.HCM

Văn phòng 2:

27 (R4-83) Hưng Gia 1, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM

Văn phòng 3:

106/19B Lưu Chí Hiếu, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM

Đăng ký tư vấn dịch vụ

Kiểm duyệt nội dung

Nguyễn Thị Huyền Trinh
Nguyễn Thị Huyền Trinh

Chị Nguyễn Thị Huyền Trinh hiện đang đảm nhận vai trò quan trọng là Phó Trưởng phòng kế toán tại Công ty The Smile. Với hơn 9 năm kinh nghiệm tích luỹ trong lĩnh vực kế toán và thuế, chị Trinh đã chứng minh mình là một trong những cố vấn tài chính chủ chốt của The Smile.

Linked-in
Bài viết này hữu ích cho bạn chứ? Hãy để lại đánh giá bạn nhé.
0
0 đánh giá
  • Chọn đánh giá