Mức phạt và cách tính tiền chậm nộp thuế Giá trị gia tăng (VAT)

muc-phat-va-cach-tinh-tien-cham-nop-thue-gtgt-1
Mức phạt và cách tính tiền chậm nộp thuế Giá trị gia tăng (VAT)

Trong số các loại thuế, thuế Giá trị gia tăng (VAT) thường được áp dụng rộng rãi và có ý nghĩa quan trọng đối với nguồn thu ngân sách quốc gia. Tuy nhiên, đôi khi việc chậm nộp thuế GTGT có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về mức phạt, cách tính tiền chậm nộp thuế để dễ dàng đưa ra giải pháp cho doanh nghiệp của mình.

Chậm nộp thuế bạn sẽ bị phạt

1. Các trường hợp bị phạt và không bị phạt khi chậm nộp thuế

Theo quy định tại Điều 83 Luật Quản lý thuế 2019.

1.1. Thời hạn nộp thuế

Hạn cuối nộp thuế là ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai thuế tháng, quý, quyết toán thuế.

  • Đối với hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Đối với hồ sơ khai thuế theo quý, ngày nộp chậm nhất là ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Đối với hồ sơ khai quyết toán thuế, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch.

1.2. Các trường hợp phải nộp phạt tiền chậm nộp thuế

1.2.1. Người nộp chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định trong các công văn của cơ quan quản lý thuế đã gửi đến người nộp.

1.2.2. Người nộp thuế làm hồ sơ khai thuế thiếu số tiền thuế phải nộp thì phải nộp thêm số tiền thuế của phần chênh lệch đã khai thiếu.

1.2.3. Cơ quan quản lý thuế, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện số tiền thuế được hoàn nhỏ hơn số tiền thuế đã hoàn thì bạn phải nộp tiền chậm nộp. Đối với số tiền thuế đã hoàn trả phải thu hồi kể từ ngày nhận được tiền hoàn trả từ ngân sách nhà nước.

1.2.4. Cơ quan/tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước.

Bạn phải nộp tiền khi nộp chậm thuế

1.3. Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt

1.3.1. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

1.3.2. Cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.

1.3.3. Các trường hợp bị ảnh hưởng do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh có phạm vi rộng đã được xem xét miễn tiền chậm nộp theo quy định tại khoản 8 Điều 59 của  Luật Quản lý thuế 2019 và đã được gia hạn nộp thuế theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 62 của Luật Quản lý thuế 2019 mà vẫn còn thiệt hại, không có khả năng phục hồi được sản xuất, kinh doanh và không có khả năng nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.

Bạn vẫn có thể thuộc trường hợp được miễn thuế

2. Mức phạt và cách tính tiền phạt chậm nộp thuế

2.1. Mức phạt chậm tiền nộp thuế Giá trị gia tăng (VAT) 2023

Mức phạt là 0,03%/1 ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

2.2. Cách tính tiền chậm nộp thuế GTGT

Tiền nộp chậm thuế = Số tiền thuế chậm nộp x 0,03% x Số ngày chậm nộp

  • Số ngày chậm nộp được tính như sau:

Thời gian tính ngày chậm nộp được tính liên tục, bao gồm cả ngày lễ, ngày nghỉ theo quy định của pháp luật.

  • Từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp.
  • Đến ngày liền kề trước ngày người nộp thuế nộp tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước. (Theo khoản 1 Điều 21 của Thông tư 80/2021/TT-B).

Ví dụ 1: Công ty A kê khai thuế GTGT tháng 10/2023 ra số thuế phải nộp là 50 triệu đồng, Tiền thuế GTGT của tháng 10/2023 có hạn nộp là ngày 22/11/2023.

Ngày 29/11/2023, Công ty A mới nộp số tiền thuế trên vào ngân sách nhà nước.

Xác định:

  • Hạn nộp là ngày: 22/11/2023
  • Ngày phát sinh tiền chậm nộp: 23/11/2023
  • Ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp: 24/11/2023 (Tính phạt chậm nộp từ ngày này)
  • Ngày nộp tiền: 29/11/2023
  • Ngày liền kề trước ngày đã nộp tiền: 28/11/2023 (Tính phạt chậm nộp đến ngày này)

=> Số ngày chậm nộp là 05 ngày, được tính từ ngày 24/11/2023 đến ngày 28/11/2023.

(Số ngày nộp chậm – 28 – 24 + 1 = 5 ngày)

Tính tiền chậm nộp thuế

3. Những lưu ý để tránh rủi ro bị phạt

  • Lên lịch và tạo lịch nhắc nhở: Hãy thiết lập một lịch nộp thuế cụ thể cho doanh nghiệp của bạn và đảm bảo tuân thủ nó. Sử dụng các ứng dụng hoặc dịch vụ lịch nhắc nhở để giúp bạn nhớ các ngày quan trọng này.
  • Tìm hiểu quy định thuế: Hiểu rõ các quy định thuế GTGT bao gồm các khoản phạt và thời hạn nộp. Luôn cập nhật thông tin về thay đổi trong quy định thuế.
  • Sử dụng phần mềm quản lý tài chính: Sử dụng phần mềm hoặc hệ thống quản lý tài chính để theo dõi và tính toán thuế GTGT một cách chính xác. Điều này giúp tránh sai sót trong việc tính toán và báo cáo thuế.
  • Tìm hiểu về các khoản miễn thuế và ưu đãi thuế: Đảm bảo bạn tận dụng được các khoản miễn thuế và ưu đãi thuế nếu có. Các quy định này có thể cho phép bạn giảm thiểu số tiền thuế phải trả.
  • Tạo một kế hoạch dự trữ: Đặt một số tiền vào một tài khoản dự trữ để đảm bảo bạn có đủ tiền để nộp thuế GTGT theo hạn.
  • Tư vấn với chuyên gia thuế: Hãy tìm kiếm sự tư vấn từ luật sư hoặc chuyên gia thuế có kinh nghiệm để đảm bảo bạn tuân thủ hoàn toàn quy định thuế và tối ưu hóa việc quản lý thuế.
  • Sử dụng các dịch vụ thuế chuyên nghiệp: Nếu cần, bạn hãy thuê dịch vụ của một công ty hoặc chuyên gia về thuế để quản lý việc nộp thuế GTGT một cách chính xác và đúng hạn.
  • Giữ tất cả tài liệu liên quan đến thuế: Bảo quản tất cả hồ sơ và tài liệu liên quan đến thuế GTGT trong một thời gian dài để dễ dàng tra cứu khi cần thiết.
  • Kiểm tra và đối chiếu thông tin: Trước khi nộp báo cáo thuế, hãy kiểm tra và đối chiếu thông tin cẩn thận để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu.

Bạn nên quản lý thời gian và ngân sách để không bị chậm nộp thuế

Mong là những chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu hơn về thuế giá trị gia tăng, mức phạt khi nộp chậm và tiền chậm nộp thuế tính như thế nào. Nếu bạn đang gặp khó khăn về thuế và kế toán thì có thể liên hệ với The Smile. Chúng tôi có với đội ngũ giàu kinh nghiệm có đầy đủ chứng chỉ hành nghề theo quy định sẽ giúp bạn gỡ rối mọi tình huống, đặc biệt là dịch vụ kế toán trọn gói.

Các dịch vụ tại The Smile:

Chúng tôi cung cấp Giải pháp Kế toán – Thuế toàn diện, kiểm soát rủi ro để doanh nghiệp an tâm tăng trưởng. Liên hệ The Smile ngay!

Email: admin@thesmile.vn

Điện thoại: 1900 8888 72

Zalo: 0918 020 040

Văn phòng 1:

LP-03.16 toà Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Bình Thạnh, TP.HCM

Văn phòng 2:

27 (R4-83) Hưng Gia 1, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM

Văn phòng 3:

106/19B Lưu Chí Hiếu, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM

Đăng ký tư vấn dịch vụ

Kiểm duyệt nội dung

Nguyễn Thị Huyền Trinh
Nguyễn Thị Huyền Trinh

Chị Nguyễn Thị Huyền Trinh hiện đang đảm nhận vai trò quan trọng là Phó Trưởng phòng kế toán tại Công ty The Smile. Với hơn 9 năm kinh nghiệm tích luỹ trong lĩnh vực kế toán và thuế, chị Trinh đã chứng minh mình là một trong những cố vấn tài chính chủ chốt của The Smile.

Linked-in
Bài viết này hữu ích cho bạn chứ? Hãy để lại đánh giá bạn nhé.
0
0 đánh giá
  • Chọn đánh giá