Mở cửa hàng tạp hóa có cần đăng ký kinh doanh không và cần những thủ tục pháp lý như nào để tránh phiền phức bởi cơ quan chức năng. Đây là câu hỏi được rất nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ theo hình thức bán hàng tạp hóa quan tâm. Trong bài viết này The Smile sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc. Cùng theo dõi nhé!
1. Cửa hàng tạp hoá có cần đăng ký kinh doanh không?
Tại điều khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định các trường hợp sau không phải đăng ký hộ kinh doanh:
- Hộ gia đình tham gia sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và làm muối.
- Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn bán kinh doanh lưu động, thời vụ hay dịch vụ có thu nhập thấp.
Chính vì vậy, mở cửa hàng tạp hóa không nằm trong những trường hợp trên do đó cần phải thực hiện đăng ký kinh doanh là rất quan trọng để tránh bị phạt hành chính.
2. Mức phạt nếu cửa hàng tạp hoá không đăng ký kinh doanh
Theo quy định của pháp luật hiện hành, cửa hàng tạp hóa được xếp vào loại hình kinh doanh không có điều kiện. Do đó, khi bạn mở cửa hàng tạp hóa mà không thực hiện đăng ký kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật thì sẽ bị chịu mức phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Mức phạt này được quy định rõ tại điểm c khoản 1 Điều 62 Nghị định 122/2021/NĐ-CP.
Ngoài ra, chủ cửa hàng tạp hóa không đăng ký kinh doanh còn có thể bị áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung sau:
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
- Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng;
- Đình chỉ hoạt động kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng.
3. 3 bước làm thủ tục đăng ký kinh doanh mở cửa hàng
Về thủ tục đăng ký kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa bạn làm theo quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ-CP như sau:
- Bước 1: Người đại diện gia đình nếu là kinh doanh hộ gia đình còn nhóm cá nhân cần cử người đại diện đến Phòng tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ đăng ký.
- Bước 2: Sau khi cán bộ phòng tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ tiến hành thẩm định và trao Giấy biên nhận cho người đăng ký. Thực hiện nộp lệ phí đăng ký kinh doanh là 100.000 đồng/lần theo thông tư 176/2012/TT-BTC đã quy định.
- Bước 3: Trong thời gian 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Sau khi có giấy đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh tạp hóa cần đến chi cục thuế quận, huyện để kê khai và nộp thuế trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký.
Lưu ý: Trong trường hợp quá 3 ngày làm việc vẫn chưa được trao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tức là hồ sơ của bạn không hợp lệ. Như vậy, cơ quan thẩm định sẽ thông báo bằng văn bản về lý do kèm nội dung cần sửa đổi.
Tại The Smile chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập công ty TP.HCM nhanh chóng và tiết kiệm cho các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. The Smile sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ mở cửa hàng tạp hoá cho bạn và cam kết không phát sinh bất kỳ khoản phí nào trong thời gian thực hiện.
4. Một số lưu ý khi đi làm giấy tờ liên quan khi mở cửa hàng tạp hóa
Để mở cửa hàng tạp hóa thì việc làm thủ tục đăng ký kinh doanh là rất quan trọng. Dưới đây là một số lưu ý khi đi làm các giấy tờ liên quan của cửa hàng tạp hóa. Đặc biệt là thực hiện đàm phán mức thuế và chuẩn bị giấy tờ về phòng cháy chữa cháy.
4.1. Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể thay vì hình thức công ty
Khi mở cửa hàng tạp hóa là loại hình kinh doanh nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân. Đối với cửa hàng tạp hóa với số vốn ít, quy mô nhỏ, chủ cửa hàng nên lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh cá thể thay vì công ty.
Lý do nên lựa chọn hình thức đăng ký kinh doanh cá thể:
- Hạn chế phải đóng thuế cao: Hộ kinh doanh cá thể chỉ phải đóng thuế khoán, dựa trên doanh thu và chi phí của hộ kinh doanh. Trong khi đó, công ty phải đóng nhiều loại thuế khác nhau, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng,…
- Giảm thiểu chi phí quản lý: Hộ kinh doanh cá thể không phải thành lập ban lãnh đạo, không phải có con dấu, không phải lập sổ sách kế toán theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, công ty phải có ban lãnh đạo, có con dấu, phải lập sổ sách kế toán theo quy định của pháp luật.
4.2. Các loại thuế cần đóng
Nếu như bạn đăng ký kinh doanh mở cửa hàng tạp hóa theo hình thức cá nhân thì bạn cần đóng các loại thuế sau:
- Thuế môn bài với mức đóng này dựa trên bảng thu nhập sau:
Bậc thuế | Thu nhập 1 tháng | Mức thuế cả năm |
1 | Trên 1.500.000 | 1.000.000 |
2 | Trên 1.000.000 đến 1.500.000 | 750.000 |
3 | Trên 750.000 đến 1.000.000 | 500.000 |
4 | Trên 500.000 đến 750.000 | 300.000 |
5 | Trên 300.000 đến 500.000 | 100.000 |
6 | Bằng hoặc thấp hơn 300.000 | 50.000 |
Ngoài ra, bạn phải chịu thêm thuế GTGT và thuế TNCN theo đó:
- Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT
- Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNC
Lưu ý: Bạn chỉ phải nộp thuế GTGT và TNCN khi doanh thu của bạn trên 100 triệu đồng/năm hoặc trên 8.4 triệu/tháng.
4.3. Không nên bỏ qua giấy tờ về phòng cháy chữa cháy
Bên cạnh đóng 2 loại thuế theo quy định thì trong quá trình mở cửa hàng tạp hóa để tránh những vấn đề phát sinh thì bạn cần chuẩn bị giấy tờ về phòng cháy, chữa cháy. Nếu không có giấy chứng nhận này, mở cửa hàng tạp hóa có thể bị phạt tới 30.000.000đ do không tuân theo quy định.
Để có giấy phòng cháy chữa cháy bạn hãy tới công an phường hoặc phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy tại khu vực bạn mở cửa hàng tạp hoá. Sau nó trình giấy đăng ký kinh doanh và cần xác nhận rằng cửa hàng đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy
- Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng cháy, chữa cháy như: Bình chữa cháy, mặt nạ chống độc,…
- Đề ra các phương án khi sự cố cháy xảy ra
- Danh sách cá nhân tham gia huấn luyện phòng cháy chữa cháy,…
Nếu như việc mở cửa hàng tạp hóa của bạn đảm bảo các yêu cầu trên sẽ được công an phường hoặc phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy tại khu vực cấp giấy chứng nhận. Việc tuân thủ các quy định sẽ giúp bạn cùng người thân an tâm hơn trong quá trình kinh doanh.
Ngoài ra, mở cửa hàng tạp hóa kinh doanh cả thực phẩm nên bạn cần xin giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng minh được nguồn gốc xuất xứ nguồn hàng mình đã nhập. Như vậy, sẽ giúp bạn tạo được uy tín với người mua cũng như cơ quan chức năng.
Bài viết trên đã giải đáp cho bạn thắc mắc về việc mở cửa hàng tạp hóa có cần xin giấy đăng ký kinh doanh hay không. Bên cạnh đó The Smile có thể hỗ trợ bạn hoàn tất các thủ tục để đăng ký kinh doanh trong thời gian sớm nhất cùng với dịch vụ kế toán thuế chuyên nghiệp. Hãy liên hệ với The Smile, chúng tôi sẵn sàng tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.
>>>> Xem thêm: Nên mở cửa hàng mẹ và bé hay đại lý sữa? Có phải đóng thuế?
>>>> Xem thêm: Mở cửa hàng điện nước, vật liệu xây đựng thì đăng ký kd như thế nào?
Các dịch vụ tại The Smile:
- Kế toán trọn gói.
- Thành lập doanh nghiệp.
- Rà soát sổ sách Kế toán.
- Lao động – BHXH.
Chúng tôi cung cấp Giải pháp Kế toán – Thuế toàn diện, kiểm soát rủi ro để doanh nghiệp an tâm tăng trưởng. Liên hệ The Smile ngay!
Email: admin@thesmile.vn
Điện thoại: 1900 8888 72
Zalo: 0918 020 040
Văn phòng 1:
LP-03.16 toà Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Bình Thạnh, TP.HCM
Văn phòng 2:
27 (R4-83) Hưng Gia 1, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM
Văn phòng 3:
106/19B Lưu Chí Hiếu, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM