Có nên thay đổi vốn điều lệ? Thủ tục và chi phí như thế nào?

thumb
Có nên thay đổi vốn điều lệ? Thủ tục và chi phí như thế nào?

Sau khi thành lập doanh nghiệp và đi vào hoạt động, sẽ đến lúc bạn không thể tránh khỏi việc mở rộng, thêm đối tác góp vốn, hoặc tăng – giảm vốn điều lệ công ty. Vậy có nên thay đổi vốn điều lệ của công ty, và các thủ tục thay đổi có khó khăn hay không, hãy cùng The Smile tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới đây.

Thủ tục thay đổi vốn điều lệ, chi phí và thời gian.

Vốn điều lệ là gì và vai trò trong doanh nghiệp

Vốn điều lệ được định nghĩa như thế nào? 

Đối với công ty TNHH hoặc hợp danh, vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp do các thành viên và chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập. Với công ty cổ phần, vốn điều lệ là tổng giá trị cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty.

Vai trò của vốn điều lệ đối với doanh nghiệp

Vốn điều lệ dùng để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong doanh nghiệp. Đây là cơ sở cho việc phân chia quyền lợi và nghĩa vụ giữa các thành viên, cổ đông trong một công ty. Vốn điều lệ cũng được dùng để xác định điều kiện kinh doanh với một số ngành, nghề có điều kiện, cũng là cam kết trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên đối với doanh nghiệp, khách hàng, đối tác của mình.

Doanh nghiệp có nên thay đổi vốn điều lệ đã đăng ký hay không? Khi nào thì nên thay đổi vốn điều lệ?

Các lý do nên thay đổi vốn điều lệ

Tùy thuộc vào các trường hợp cụ thể mà doanh nghiệp có thể thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp.

  • Doanh nghiệp muốn tăng hạn mức vay của ngân hàng
  • Doanh nghiệp muốn tăng độ uy tín của công ty với các đối tác góp vốn.

Việc thay đổi vốn điều lệ cũng giúp doanh nghiệp tăng cường sự ổn định, hiệu quả và phát triển của mình. Ngoài ra, việc này cũng giúp doanh nghiệp có thêm vốn để duy trì hoặc mở rộng đầu tư đồng thời đảm bảo các an toàn pháp lý trong hoạt động kinh doanh của mình.

Thủ tục thay đổi vốn điều lệ

Từng loại hình công ty khác nhau có các quy định và thủ tục về vốn điều lệ khác nhau. Vì vậy, thủ tục tăng vốn điều lệ sẽ được chia theo các loại hình doanh nghiệp sau: công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên trở lên.

Đối với công ty cổ phần:

– Thông báo thay đổi vốn điều lệ, có chữ ký của người đại diện pháp luật.

– Quyết định của đại hội đồng cổ đông về việc phát hành cổ phần để tăng vốn điều lệ, giao hội đồng quản trị thực hiện thủ tục đăng ký tăng vốn điều lệ sau khi kết thúc mỗi đợt chào bán cổ phần.

– Biên bản họp tăng vốn điều lệ của hội đồng cổ đông, có chữ ký của chủ tịch hội đồng cổ đông và người ghi biên bản.

– Giấy xác nhận góp vốn của thành viên mới và căn cước công dân sao y công chứng của thành viên mới (không quá 6 tháng), trong trường hợp có thành viên mới góp vốn.

– Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục.

– Mẫu thông báo thay đổi thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Đối với công ty TNHH 1 thành viên:

– Thông báo thay đổi vốn điều lệ, có chữ ký của người đại diện pháp luật.

– Quyết định tăng vốn của hội đồng thành viên, có chữ ký của chủ tịch hội đồng thành viên.

– Biên bản họp của hội đồng thành viên có chữ ký của chủ tịch hội đồng thành viên và người ghi biên bản.

– Giấy xác nhận việc góp vốn của thành viên mới trong trường hợp có tiếp nhận thành viên mới; cùng căn cước công dân sao y công chứng của thành viên mới (không quá 6 tháng).

– Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ.

Tuy nhiên, nếu muốn tăng vốn bằng cách thêm thành viên góp vốn, công ty TNHH 1 thành viên bắt buộc phải chuyển đổi sang công ty TNHH 2 thành viên hoặc công ty cổ phần.

Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên:

– Thông báo thay đổi vốn điều lệ doanh nghiệp, có chữ ký của người đại diện pháp luật.

– Quyết định của chủ sở hữu công ty về việc tăng vốn điều lệ, có chữ ký của chủ sở hữu.

– Giấy ủy quyền nộp hồ sơ tăng vốn

– Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục, trong trường hợp người đại diện không trực tiếp thực hiện thủ tục.

Chi phí và thời gian

Chi phí để hoàn tất hồ sơ thủ tục thay đổi vốn điều lệ sẽ bao gồm những khoản phí phải nộp nhà nước và chi phí dịch vụ nếu doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thành lập công ty từ The Smile.

– Khoản phí nộp cho nhà nước bao gồm:

  • 200.000đ lệ phí nộp hồ sơ, cấp giấy phép kinh doanh mới ở sở Kế Hoạch Đầu Tư.
  • 300.000đ lệ phí công bố về việc tăng vốn điều lệ ở cổng thông tin quốc gia.
  • Phí dịch vụ làm thủ tục tăng vốn điều lệ từ The Smile: Liên hệ để được tư vấn cụ thể.

– Thời gian hoàn tất: 

  • 01 ngày làm việc để tư vấn, soạn  thảo hồ sơ ký
  • 02 ngày làm việc để sở kế hoạch đầu tư cấp giấy phép kinh doanh mới cho doanh nghiệp.

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về các thủ tục, chi phí làm hồ sơ thay đổi vốn điều lệ cho doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu bạn đang gặp khó khăn về các thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc về dịch vụ Kế toán trọn gói, hãy liên hệ với The Smile để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Các dịch vụ tại The Smile:

  • Kế toán trọn gói.
  • Thành lập doanh nghiệp.
  • Rà soát sổ sách Kế toán.
  • Lao động – BHXH.

Chúng tôi cung cấp Giải pháp Kế toán – Thuế toàn diện, kiểm soát rủi ro để doanh nghiệp an tâm tăng trưởng. Liên hệ The Smile ngay!

Email: admin@thesmile.vn

Điện thoại: 1900 8888 72

Zalo: 0918 020 040

Văn phòng 1:

LP-03.16 toà Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Bình Thạnh, TP.HCM

Văn phòng 2:

27 (R4-83) Hưng Gia 1, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM

Văn phòng 3:

106/19B Lưu Chí Hiếu, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM

Đăng ký tư vấn dịch vụ

Kiểm duyệt nội dung

Nguyễn Thị Huyền Trinh
Nguyễn Thị Huyền Trinh

Chị Nguyễn Thị Huyền Trinh hiện đang đảm nhận vai trò quan trọng là Phó Trưởng phòng kế toán tại Công ty The Smile. Với hơn 9 năm kinh nghiệm tích luỹ trong lĩnh vực kế toán và thuế, chị Trinh đã chứng minh mình là một trong những cố vấn tài chính chủ chốt của The Smile.

Linked-in
Bài viết này hữu ích cho bạn chứ? Hãy để lại đánh giá bạn nhé.
0
0 đánh giá
  • Chọn đánh giá