Có nên đăng ký vốn điều lệ lớn, bao nhiêu là đủ?

thumb
Có nên đăng ký vốn điều lệ lớn, bao nhiêu là đủ?

Vốn điều lệ là lượng vốn mà doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và phải công bố trên các cổng thông tin quốc gia. Nên khi tiến hành đăng ký thành lập với cơ quan nhà nước, việc xác định được mức vốn điều lệ đăng ký là một trong những yếu tố quan trọng nhất mà chủ doanh nghiệp cần phải quan tâm đến. Trong bài viết dưới đây, The Smile sẽ giúp các bạn tìm hiểu tầm quan trọng của việc quyết định các mức vốn điều lệ khi thành lập các mô hình công ty riêng biệt.

Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về đăng ký vốn điều lệ lớn hay nhỏ và đưa ra quyết định phù hợp với mục tiêu kinh doanh, tài chính của bạn. 

Tầm quan trọng của việc quyết định mức vốn điều lệ khi thành lập doanh nghiệp

Vốn điều lệ của doanh nghiệp là số vốn do thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một khoảng thời hạn nhất định và được ghi trong Điều lệ công ty. Đây là hành động đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu hoặc đồng sở hữu của công ty. 

Ngoài ra, vốn điều lệ còn có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp, đây không chỉ là vốn đầu tư cho các hoạt động kinh doanh, mà còn là sự cam kết trách nhiệm bằng vật chất của các thành viên công ty đối với khách hàng, đối tác, cũng như với chính doanh nghiệp của mình. Đây cũng là cơ sở để phân chia lợi nhuận và trách nhiệm hoặc rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn. 

Vốn điều lệ công ty cổ phần 

Theo Luật doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán ra. Còn tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp, nó là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua được ghi trong Điều lệ công ty. Theo đó, vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký sẽ là vốn điều lệ của công ty khi các cổ đông góp đủ vốn trong thời hạn quy định. Vốn điều lệ có thể được thay đổi trong quá trình hoạt động, bạn có thể tăng vốn điều lệ công ty cổ phần hoặc giảm đi.

Doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động

Vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên 

Vốn điều lệ của công ty TNHH một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và được ghi trong Điều lệ công ty.

Trong thời hạn 90 ngày, chủ sở hữu công ty TNHH Một thành viên phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 của Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ.

Vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên

Vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên là tổng mức vốn đầu tư đăng ký ban đầu của các thành viên tham gia góp vốn trong thời hạn nhất định, được ghi vào Điều lệ công ty.

Đây là cơ sở phân chia lợi nhuận giữa các thành viên tham gia góp vốn theo tỷ lệ % mức vốn cam kết đóng góp, dự tính quy mô sản xuất cũng như hoạt động của công ty. Mỗi thành viên trong công ty cũng sẽ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn mình đã cam kết góp.

Yếu tố cần xem xét khi đăng ký vốn điều lệ

Chứng minh vốn điều lệ: Ở thời điểm hiện tại, doanh nghiệp không cần chứng minh vốn điều lệ khi đăng ký thành lập công ty. Tuy nhiên, trong trường hợp yêu cầu vốn ký quỹ thì doanh nghiệp có nghĩa vụ phải chứng minh vốn điều lệ.

Mức vốn điều lệ cụ thể: Luật doanh nghiệp năm 2020 không quy định mức vốn điều lệ cụ thể đối với doanh nghiệp. Tùy vào: Khả năng tài chính của chủ sở hữu, phạm vi quy mô hoạt động, chi phí hoạt động thực tế sau khi thành lập, … mà doanh nghiệp có thể tự cân nhắc tăng vốn điều lệ hoặc giảm đi tùy tình hình.

Hiểu rõ về các tài sản góp vốn điều lệ: Luật Doanh nghiệp năm 2020 có quy định về tài sản góp vốn tại Điều 34: 

  1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
  2. Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với tài sản quy định tại khoản 1 Điều này mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.

Thời hạn góp vốn điều lệ: Thời hạn góp vốn điều lệ vào công ty là 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu các thành viên không góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty cần đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng của thời hạn góp vốn.

Ảnh hưởng khi tăng/giảm vốn điều lệ: Việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến mức thuế cần phải đóng trong năm của doanh nghiệp. Ví dụ, với số vốn trên 10 tỷ, doanh nghiệp sẽ chịu mức thuế môn bài là 3 triệu/năm, trong khi với số vốn dưới 10 tỷ, mức thuế chỉ là 2 triệu/năm (với năm đầu được miễn thuế môn bài).

Cân nhắc mức vốn phù hợp với khả năng: Cần đăng ký vốn điều lệ phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. Bởi vì nếu xảy ra các trường hợp tranh chấp, đền bù hoặc phá sản, vốn điều lệ sẽ được sử dụng để bồi thường cho khách hàng hoặc trả lương cho nhân viên. 

Ưu điểm và nhược điểm của việc đăng ký vốn điều lệ lớn

Việc tăng vốn điều lệ công ty cổ phần có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm, khai thác thị trường mới. 

Nó cũng là thước đo tài chính, nâng cao giá trị doanh nghiệp, làm tăng khả năng vay vốn đồng thời tăng lợi nhuận và giá cổ phiếu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, việc đăng ký vốn điều lệ lớn cũng khiến công ty cổ phần bị phân tán sức mạnh trong việc ra quyết định, làm giảm khả năng kiểm soát quyền lực và quản lý của các cổ đông lớn.

Tương tự, việc tăng vốn điều lệ công ty TNHH 2 thành viên cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến lệ phí môn bài và các nghĩa vụ tài chính của công ty. Ngoài ra, thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ rất khó nên doanh nghiệp cần cân nhắc mức vốn điều lệ dự kiến tăng để phù hợp với năng lực và nghĩa vụ tài chính của mình.

Mức vốn điều lệ thế nào là tối ưu cho doanh nghiệp

Như đã nói, không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ mà doanh nghiệp đăng ký. Điều này phụ thuộc vào khả năng hoạt động, chiến lược kinh doanh, ngành nghề đăng ký kinh doanh của bạn. 

Để biết cụ thể về mức tăng vốn điều lệ công ty TNHH 1 thành viên, 2 thành viên và công ty cổ phần như thế nào cho tối ưu, hãy liên hệ với đội ngũ chuyên viên của The Smile để có phương án giải quyết phù hợp nhất.

Trên đây là tất cả những gì bạn cần biết về việc đăng ký vốn điều lệ cho doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu bạn đang gặp khó khăn về các thủ tục thành lập doanh nghiệp hoặc về dịch vụ Kế toán trọn gói, hãy liên hệ với The Smile để được hỗ trợ cụ thể hơn.

Các dịch vụ tại The Smile:

  • Kế toán trọn gói.
  • Thành lập doanh nghiệp.
  • Rà soát sổ sách Kế toán.
  • Lao động – BHXH.

Chúng tôi cung cấp Giải pháp Kế toán – Thuế toàn diện, kiểm soát rủi ro để doanh nghiệp an tâm tăng trưởng. Liên hệ The Smile ngay!

Email: admin@thesmile.vn

Điện thoại: 1900 8888 72

Zalo: 0918 020 040

Văn phòng 1:

LP-03.16 toà Landmark Plus (nội khu Landmark 81), Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P.22, Bình Thạnh, TP.HCM

Văn phòng 2:

27 (R4-83) Hưng Gia 1, Phú Mỹ Hưng, P.Tân Phong, Q.7, Tp.HCM

Văn phòng 3:

106/19B Lưu Chí Hiếu, P.Tây Thạnh, Q.Tân Phú, Tp.HCM

Đăng ký tư vấn dịch vụ

Kiểm duyệt nội dung

Nguyễn Thị Huyền Trinh
Nguyễn Thị Huyền Trinh

Chị Nguyễn Thị Huyền Trinh hiện đang đảm nhận vai trò quan trọng là Phó Trưởng phòng kế toán tại Công ty The Smile. Với hơn 9 năm kinh nghiệm tích luỹ trong lĩnh vực kế toán và thuế, chị Trinh đã chứng minh mình là một trong những cố vấn tài chính chủ chốt của The Smile.

Linked-in
Bài viết này hữu ích cho bạn chứ? Hãy để lại đánh giá bạn nhé.
0
0 đánh giá
  • Chọn đánh giá