Cách thức đo lường thành quả kinh doanh cho doanh nghiệp mới thành lập

financial-kpis-852x569
Cách thức đo lường thành quả kinh doanh cho doanh nghiệp mới thành lập

Trong bối cảnh thị trường kinh tế nhiều biến động 2020 – 2021, khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp muốn nắm chắc tình hình kinh doanh, tránh những rủi ro về công nợ và chi phí vượt quá mức chi trả. Thì ngoài việc đo lường số liệu trên báo cáo tài chính, báo cáo quản trị như thông thường, doanh nghiệp còn phải đảm thỏa mãn nhu cầu khách hàng – đối tượng tác động trực tiếp đến việc tăng/giảm các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp. Để có cái nhìn tổng quát về bức tranh đa chiều này, The Smile xin giới thiệu đến bạn phương pháp đo lường thành quả kinh doanh dựa trên cả chỉ tiêu tài chính và phi tài chính.

Đo lường theo chỉ tiêu tài chính

Là phương thức quen thuộc mà nhà quản trị thường sử dụng để phân tích thực trạng kinh doanh. Chỉ tiêu tài chính dựa trên các số liệu kế toán được thu thập và phân tích bằng phần mềm kế toán chuyên nghiệp như doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA), tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)… trong các báo cáo tài chính, báo cáo chi tiết lợi nhuận, báo cáo doanh thu, báo cáo hàng tồn kho, báo cáo công nợ… giúp đưa ra các giải pháp kiểm soát công nợ và chi phí hoạt động để tối ưu lợi nhuận.

Các chỉ tiêu này còn có vai trò quan trọng với các doanh nghiệp mới thành lập giúp doanh nghiệp xác định phương hướng chiến lược kinh doanh, cách thức sử dụng nguồn vốn tài sản hợp lý hơn. Tuy vậy, không phải doanh nghiệp mới nào cũng có đủ nhân lực kế toán có kinh nghiệm để thực hiện đủ báo cáo một cách chính xác. Do đó, hiện nay không ít doanh nghiệp mới thành lập thường lựa chọn dịch vụ kế toán trọn gói với đội ngũ nhân sự chuyên môn nhiều kinh nghiệm để thực hiện.

Đo lường theo chỉ tiêu phi tài chính

Được sử dụng với nhu cầu mở rộng và phân tích các khía cạnh về con người, nhân lực của doanh nghiệp mà chỉ tiêu tài chính không phản ánh đủ như khả năng đóng góp của DN về việc làm, sự sáng tạo xuyên suốt quá trình hình thành, sinh tồn và tăng trưởng của doanh nghiệp. Đảm bảo thỏa mãn nhu cầu không chỉ của chủ sở hữu doanh nghiệp, mà còn liên quan đến lợi ích của nhân lực đang làm việc cho công ty, đối tác, khách hàng của doanh nghiệp, góp phần làm mối quan hệ giữa họ và doanh nghiệp bền vững hơn.

KPIs – financial and non-financial

Bởi lẽ, một khi đã thỏa mãn nhu cầu của các bên, đặc biệt là khách hàng thì ảnh hưởng của doanh nghiệp đối với khách hàng tiềm năng còn lớn hơn và góp phần dẫn đến thành quả về mặt tài chính. Thông qua chỉ tiêu đánh giá sự hài lòng của khách hàng, sự trung thành thông qua các hành vi mua lại, truyền thông cho người khác, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình bán hàng…. Bằng thẻ điểm cân bằng (BSC – Balanced Scorecard) hoặc chỉ số đo lường hiệu quả công việc (KPI – Key Performance Indicator).

  • Trong đó, Thẻ điểm cân bằng – BSC là công cụ kiểm soát việc thực thi chiến lược của doanh nghiệp trên 4 khía cạnh Tài Chính – Khách hàng – Quy trình nội bộ – Đổi mới học hỏi và tăng trưởng.
  • Chỉ số đo lường hiệu quả công việc – KPI là công cụ đo lường, đánh giá hiệu quả công việc được thể hiện qua số liệu, tỷ lệ, chỉ tiêu định lượng, nhằm phản ánh hiệu quả hoạt động của các tổ chức hoặc bộ phận chức năng của công ty hay doanh nghiệp cá nhân.

Qua đó có thể thấy, ngày nay doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền vững, ngoài việc lưu tâm đến số liệu tài chính kế toán, doanh nghiệp còn phải chú trọng đến lợi ích của khách hàng, người lao động.

Đăng ký tư vấn dịch vụ

Kiểm duyệt nội dung

Nguyễn Thị Huyền Trinh
Nguyễn Thị Huyền Trinh

Chị Nguyễn Thị Huyền Trinh hiện đang đảm nhận vai trò quan trọng là Phó Trưởng phòng kế toán tại Công ty The Smile. Với hơn 9 năm kinh nghiệm tích luỹ trong lĩnh vực kế toán và thuế, chị Trinh đã chứng minh mình là một trong những cố vấn tài chính chủ chốt của The Smile.

Linked-in
Bài viết này hữu ích cho bạn chứ? Hãy để lại đánh giá bạn nhé.
0
0 đánh giá
  • Chọn đánh giá