Báo cáo kinh doanh và cách thức phân tích hiệu quả

Business team hands at working with financial plan, meeting, discussion, brainstrom with tablet on office desk, Top view shot.
Báo cáo kinh doanh và cách thức phân tích hiệu quả

Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp hàng tháng/quý giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt tình hình kinh doanh lãi/lỗ trong kỳ, phản ánh tổng quát tình hình hoạt động doanh nghiệp, kết quả đạt được, trình bày khả năng sinh lời và thực trạng phát triển của doanh nghiệp.

Ngoài ra, báo cáo kết quả kinh doanh còn đóng vai trò tổng hợp và trình bày khái quát tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ phải thu – phải trả, kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán. Báo cáo kết quả kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp và nhà đầu tư dự đoán về lợi nhuận, dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp, là nhân tố quan trọng trong bức tranh tài chính của doanh nghiệp. 

 

Báo cáo kinh doanh cơ bản: 

 

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

CHỈ TIÊU Mã số Thuyết Minh Năm Nay Năm trước
1 2 3 4 5
  1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  2. Các khoản giảm trừ doanh thu
  3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02)
  4. Giá vốn hàng bán
  5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11)
  6. Doanh thu hoạt động tài chính
  7. Chi phí tài chính 
  • Trong đó: Chi phí lãi vay
  1. Chi phí quản lý kinh doanh
  2. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

(30 = 20 + 21 – 22 -24)

  1. Thu nhập khác
  2. Chi phí khác
  3. Lợi nhuận khác ( 40 = 31 – 32 )
  4. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)
  5. Chi phí thuế TNDN
  6. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51)
01

02

10

11

20

21

22

23

24

30

31

32

40

50

51

60

Trong đó chỉ tiêu doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ phản ánh tổng số tiền bán hàng hóa, thành phẩm, doanh thu cung cấp dịch vụ và doanh thu khác trong năm báo cáo của doanh nghiệp là bao nhiêu. Lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận ròng của doanh nghiệp là cao hay thấp. Từ đó có thể trả lời được các câu hỏi: Vì sao doanh thu sụt giảm? Yếu tố bất lợi nào dẫn đến sụt giảm doanh thu trong năm?  Yếu tố nào ảnh hưởng lớn tới giá vốn? Vì sao chi phí tài chính và chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp lại gia tăng đột biến? 

Các chỉ số quan trọng trong báo cáo kết quả kinh doanh: 
  • Doanh thu (thuần) bán hàng và cung cấp dịch vụ và lợi nhuận: 

Trong đó, doanh thu thuần được tính: Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – giảm giá hàng bán – Thuế gián thu

Là khoản thu bán hàng sau khi đã trừ các khoản giảm trừ. Dù vậy, doanh thu thuần không phải là doanh thu cuối cùng mang về lợi nhuận, việc tính doanh thu thuần mục đích giúp doanh nghiệp xác định lợi nhuận của mình. Để tính 2 mức lợi nhuận trước thuế và sau thuế.

  • Nếu lợi nhuận sau thuế > 0 thì doanh nghiệp lãi.
  • Nếu lợi nhuận sau thuế < 0 thì doanh nghiệp lỗ.

  • Chỉ số thanh toán hiện hành được tính theo công thức: 

Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/ Nợ ngắn hạn

Chỉ số quan trọng giúp đo lường khả năng doanh nghiệp đáp ứng các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Chỉ số này càng thấp cho thấy doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi thực hiện các nghĩa vụ, ngược lại nếu chỉ số này quá cao cho thấy tài sản của doanh nghiệp bị cột chặt vào “tài sản lưu động” dẫn đến hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp là không cao.

  • Chỉ số dòng tiền từ hoạt động kinh doanh được tính theo công thức:

Chỉ số dòng tiền hoạt động = Dòng tiền hoạt động/ Nợ ngắn hạn

Chỉ số dòng tiền hoạt động cho thấy khả năng của công ty trong việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn với tiền mặt có được từ hoạt động. 

  • Chỉ số vòng quay hàng tồn kho được tính theo công thức:
    Vòng quay hàng tồn kho = giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho trung bình

Đây là chỉ số thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp, điều này giúp doanh nghiệp giảm rủi ro hơn khi báo cáo tài chính, khoản mục hàng tồn kho được giảm qua các năm, do chỉ số hàng tồn kho cao thể hiện doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. 

  • Biên lợi nhuận thuần được tính theo công thức: 

Biên lợi nhuận thuần = Lợi nhuận ròng/ Doanh thu thuần

Biên lợi nhuận thuần cho biết mức lợi nhuận tăng thêm trên mỗi đơn vị hàng hoá được bán ra hoặc dịch vụ được cung cấp. Là chỉ số thể hiện mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp.

Báo cáo kinh doanh nâng cao:

Ngoài ra để chủ doanh nghiệp có cái nhìn cụ thể, nắm rõ chi tiết các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, doanh thu trên từng hợp đồng, đơn hàng rõ nét, phản ánh rõ thực trạng kinh doanh hiện tại. Doanh nghiệp nên sử dụng báo cáo kinh doanh nâng cao với các chỉ tiêu mới như báo cáo tổng hợp doanh thu, báo cáo chi phí, lãi/lỗ, tỷ lệ lợi nhuận theo từng đơn hàng, hợp đồng, công trình, event, tour.

Qua đó cho thấy các báo cáo kinh doanh có tác dụng giúp doanh nghiệp đánh giá rủi ro chính xác hơn, từ đó tìm giải pháp để tăng lợi nhuận giảm chi phí ở mức thấp nhất. Việc sở hữu hệ thống báo cáo bài bản không chỉ có báo cáo kết quả kinh doanh mà còn có báo cáo quản trị, báo cáo tài chính…sẽ giúp doanh nghiệp hoạch định chiến lược tương lai tốt hơn. Để đạt được điều đó, doanh nghiệp nên sử dụng dịch vụ kế toán trọn gói chuyên sử dụng phần mềm kế toán chuyên nghiệp giúp  thực hiện mọi báo cáo nhanh chóng, chính xác theo yêu cầu của doanh nghiệp. 

Đăng ký tư vấn dịch vụ

Kiểm duyệt nội dung

Nguyễn Thị Huyền Trinh
Nguyễn Thị Huyền Trinh

Chị Nguyễn Thị Huyền Trinh hiện đang đảm nhận vai trò quan trọng là Phó Trưởng phòng kế toán tại Công ty The Smile. Với hơn 9 năm kinh nghiệm tích luỹ trong lĩnh vực kế toán và thuế, chị Trinh đã chứng minh mình là một trong những cố vấn tài chính chủ chốt của The Smile.

Linked-in
Bài viết này hữu ích cho bạn chứ? Hãy để lại đánh giá bạn nhé.
0
0 đánh giá
  • Chọn đánh giá