Phương pháp lập kế hoạch dòng tiền khi thành lập doanh nghiệp

Office workers analyzing and researching business data vector illustration. Marketing analysts developing strategy. Business people studying infographics and diagrams on dashboard
Phương pháp lập kế hoạch dòng tiền khi thành lập doanh nghiệp

Để dự đoán đúng được dòng tiền ra vào trong một thời gian nhất định, The Smile xin hướng dẫn bạn phương pháp lập kế hoạch dòng tiền nhằm đảm bảo cân đối thu – chi, ăn khớp giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra cho quá trình kinh doanh. Với ưu điểm giúp doanh nghiệp xác định đúng số tiền thừa – thiếu, đưa ra các biện pháp cải tạo sự cân bằng thu – chi dòng tiền cho doanh nghiệp.

5 bước lập kế hoạch dòng tiền: 

Hướng dẫn dự báo dòng tiền vào:

Đầu tiên hãy phân loại dòng tiền, điều này giúp bạn dễ kiểm soát dòng tiền cho các hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động đầu tư tài chính. 

  • Với dòng tiền từ doanh thu, hoạt động kinh doanh thông qua các hình thức thanh toán, hình thức bán hàng, chính sách chiết khấu, thời gian thu hồi nợ từ khách hàng. 
  • Với dòng tiền cho việc đầu tư phát triển: khoản tiền thu từ hoạt động đầu tư,  nhượng lại hoặc thanh lý tài sản, tiền thu hồi vốn cho vay. 
  • Với dòng tiền từ hoạt động đầu tư tài chính: Xuất phát từ nguồn tiền mặt được góp thêm từ chủ doanh nghiệp, tiền từ hoạt động phát hành cổ phiếu, chứng khoán để huy động vốn. 

Hướng dẫn dự báo dòng tiền ra: 

Thứ hai, những khoản chi cần thiết cho hoạt động kinh doanh hay còn gọi là dòng tiền ra. Với mục tiêu cân bằng dòng tiền trong kinh doanh, việc dự báo trước không chỉ giúp cân bằng các khoản chi tiền phát sinh từ hoạt động mua – bán, mà còn đảm bảo dòng tiền ra không vượt quá mức dự báo cần thiết, bao gồm:

  • Dự báo dòng tiền ra cho các hoạt động kinh doanh: dựa trên những quy luật mua hàng và trả nợ của doanh nghiệp, dự trữ hàng tồn kho, các dự toán về quỹ lương và bảo hiểm, các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp.
  • Dự báo dòng tiền ra cho các hoạt động đầu tư: dựa trên những nhu cầu đầu tư tài sản cố định vào các hoạt động của doanh nghiệp và các chiến lược đầu tư góp vốn ra bên ngoài.
  • Dự báo dòng tiền ra cho hoạt động tài chính: từ việc trả các khoản nợ hợp đồng tín dụng hiện hành đến chính sách phân phối lợi nhuận của doanh nghiệp

Dòng tiền ra bao gồm toàn bộ các khoản chi tiêu bằng tiền phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ

Tính dòng tiền thuần: Phần chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng tiền ra trong cùng một kỳ

Xác định số tiền dư – thiếu cuối kỳ:  Số tiền dư cuối kỳ = Số tiền tồn đầu kỳ + Dòng tiền thuần trong kỳ từ đó đối chiếu với số dư tiền cần thiết. Sau đó, tính chênh lệch giữa  số tiền cuối kỳ và số dư tiền cần thiết để xác định số vốn tiền thừa – thiếu. 

Giải pháp xử lý số tiền thừa hoặc thiếu

Trước khi đưa ra giải pháp xử lý, doanh nghiệp cần kiểm tra lại dự báo lưu chuyển tiền tránh trường hợp do có sự sai số hoặc thay đổi trong một tháng bất kỳ của quý trước làm ảnh hưởng đến số tiền thừa thiếu ở quý sau. Sau đó mới thực hiện điều chỉnh dòng tiền để cân đối nguồn vào và ra.

  • Giải pháp khi thiếu hụt vốn: Thắt chặt các khoản chi bằng tiền, xem xét khả năng vay vốn, thực hiện thu hồi gấp rút các công nợ đến hạn thanh toán.
  • Giải pháp khi dư thừa vốn: Linh hoạt xem xét các dự án tiền năng có thể tăng thêm mức sinh lời để đầu tư.

Ví dụ về phương pháp lập kế hoạch dòng tiền:

Để bạn có thể nắm rõ hơn về phương pháp lập kế hoạch dòng tiền này. Hãy cùng The Smile xem qua ví dụ sau đây.

Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản dự kiến bắt đầu từ tháng 1 năm 2020 đi vào hoạt động kinh doanh, và thực hiện lên kế hoạch kinh doanh cho 6 tháng đầu năm, như sau:

Doanh số bán ra

THÁNG DOANH SỐ BÁN RA (TRIỆU VND)
1 400
2 500
3 600
4 700
5 900
6 800

Khả năng thanh toán thu tiền bán hàng dự kiến:

Sau khi xuất giao hàng khả năng thu lại được tiền ngay đạt 35%, vào tháng thứ 2 kề từ ngày xuất giao hàng nhận lại được 60% và đến tháng 3 sẽ được hoàn tất thanh toán 5% tiền hàng còn lại. 

Tháng Doanh thu bán hàng (triệu đồng)
12 năm X -1 150
1 Năm X 170
2 Năm X 170
3 Năm X 250
4 Năm X 420
5 Năm X 320
6 Năm X 270

 

  1. Các nhà cung cấp vật tư chấp nhận việc thanh toán trả tiền mua hàng: Mua tháng này trả tiền vào tháng sau.
  2. Chi phí tiền lương, dịch vụ mua ngoài và các khoản chi phí khác phải trả tiền trong tháng. (đơn vị: triệu đồng)
Khoản chi Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
Tiền lương 70 100 120 130 130 110
Dịch vụ ngoài 20 20 20 20 20 20
Chi phí khác bằng tiền 15 15 15 15 15 15
  1. Trong tháng 2 phải trả 200 triệu đồng cho việc mua sắm trang thiết bị.
  2. Trong tháng 5 công ty nhận được 300 triệu đồng từ hoạt động đầu tư góp vốn mở rộng cửa hàng kinh doanh với đơn vị khác .
  3. Số dư vốn bằng tiền ngày 31/12 năm X – 1 là 150 triệu đồng.

Trên cơ sở tình hình và số liệu như trên có thể lập kế hoạch chu chuyển tiền tệ 6 tháng đầu năm như sau:

Bảng kế hoạch dòng tiền 6 tháng đầu năm X (đơn vị: triệu đồng)

STT Nội dung Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6
I Dòng tiền vào
1 Dòng tiền vào thu được từ hoạt động kinh doanh
a Doanh thu bán ra 400 500 600 700 900 800
b Thu tiền bán hàng
Tháng thứ nhất (35%) 140 175 210 245 315 280
Tháng thứ hai (60%) 280 350 420 490 630
Tháng thứ ba (5%) 20 25 30 35 45
2 Dòng tiền từ hoạt động đầu tư 300
3 Dòng tiền từ hoạt động tài chính
Cộng tiền vào 140 475 585 695 1.140 966
II Dòng tiền ra từ hoạt động kinh doanh
Tiền mua vật tư 150 170 170 250 420 320
Tiền lương 70 100 120 130 130 110
Dịch vụ mua ngoài  20 20 20 20 20 20
Chi phí khác 15 15 15 15 15 15
2 Dòng tiền từ hoạt động đầu từ
Tiền trả thiết bị 200
3 Dòng tiền từ hoạt động tài chính
Cộng dòng tiền ra 255 505 325 415 585 465
III Dòng tiền thuần trong kỳ (390) (30) 260 280 555 501
IV Tiền tồn đầu kỳ 150 (240) (270) (10) 270 825
V Tiền tồn cuối kỳ (240) (270) (10) 270 825 1.332
VI Mức dư tiền cần thiết 150 150 150 150 150 150
VII Số tiền thừa hay thiếu (90) (120) (140) 120 675 1182


Dựa vào bảng kế hoạch dòng tiền trên cho thấy vào tháng 1, 2, 3 doanh nghiệp bị thiếu vốn tiền mặt, doanh nghiệp cần đưa ra các biện pháp để tăng khả năng vay vốn. Riêng các tháng cuối 4, 5, 6 số tiền doanh nghiệp cần có vượt mức dư tối thiểu, có thể xem xét đầu tư ngắn hạn để tăng khả năng sinh lời của dòng tiền. 

Nếu bạn còn các thắc mắc khác cần giải đáp, vui lòng liên hệ với The Smile để được hỗ trợ tốt hơn từ chuyên gia!

Các dịch vụ tại The Smile:

 

Đăng ký tư vấn dịch vụ

Kiểm duyệt nội dung

Nguyễn Thị Huyền Trinh
Nguyễn Thị Huyền Trinh

Chị Nguyễn Thị Huyền Trinh hiện đang đảm nhận vai trò quan trọng là Phó Trưởng phòng kế toán tại Công ty The Smile. Với hơn 9 năm kinh nghiệm tích luỹ trong lĩnh vực kế toán và thuế, chị Trinh đã chứng minh mình là một trong những cố vấn tài chính chủ chốt của The Smile.

Linked-in
Bài viết này hữu ích cho bạn chứ? Hãy để lại đánh giá bạn nhé.
0
0 đánh giá
  • Chọn đánh giá