Những vấn đề doanh nghiệp thường gặp phải khi sử dụng hóa đơn điện tử

meinvoice-1
Những vấn đề doanh nghiệp thường gặp phải khi sử dụng hóa đơn điện tử

Theo lộ trình được quy định tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP, 01/11/2020 là thời điểm cuối cùng các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh cần triển khai hình thức hóa đơn điện tử. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng đối với doanh nghiệp còn khá gặp nhiều vấn đề sai sót, nguyên nhân, do việc vận hành loại hình này còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp. Để giải quyết vấn đề đó, The Smile gửi đến cách xử lý các trường hợp cụ thể do sai sót trong việc tạo lập.

Những vấn đề doanh nghiệp thường gặp phải khi sử dụng hóa đơn điện tử

Các trường hợp sai sót thường gặp khi sử dụng hóa đơn điện tử và cách xử lý:

  • Trường hợp sau khi Cơ quan Thuế nhận dữ liệu hóa đơn phát hiện hóa đơn đã lập không có mã Cơ quan Thuế:

=>Xử lý: Trong thời hạn 2 ngày kể từ ngày nhận được thông báo sai sót từ Cơ quan thuế, người bạn cần thực hiện thông báo với Cơ quan Thuế theo Mẫu số 04 phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP để hủy hóa đơn điện tử không có mã Cơ quan Thuế và lập mới thay thế để gửi cho người mua và Cơ quan Thuế.

  • Trường hợp Cơ quan Thuế phát hiện sai sót với hóa đơn có mã đã được cấp:

=> Xử lý: Cơ quan Thuế thông báo đến người bán theo Mẫu số 05 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP. Người bán thực hiện thông báo với Cơ quan Thuế mẫu số 04 phụ lục ban hành đính kèm theo nghị định để hủy hóa đơn điện có mã đã lập sai trong 2 ngày kể từ ngày nhận thông báo. Người bán lập hóa đơn điện tử mới gửi Cơ quan thuế để cấp mã mới thay cho hóa đơn đã lập để gửi cho người mua.

  • Trường hợp có mã Cơ quan Thuế đã gửi cho người mua và phát hiện sai sót

=> Xử lý: Người mua và người bán phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, phía người bán cần thông báo với Cơ quan Thuế theo theo Mẫu số 04 Thông báo hủy phải có phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 119/2018/NĐ-CP để hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn mới.

  • Trường hợp hóa đơn giấy còn tồn chưa chuyển đổi:

=> Xử lý: Với doanh nghiệp đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in hoặc đã mua hóa đơn Cơ quan Thuế trước ngày 1/11/2018 vẫn được sử dụng cho đến hết ngày 31/10/2020 theo Nghị định số 51/2010/NĐ-CP và số 04/2014/NĐ – CP.

  • Trường hợp cơ sở kinh doanh chưa đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin để tiến hành sử dụng hóa đơn điện tử (mà tiếp tục sử dụng hóa đơn giấy):

=> Xử lý: Cơ sở kinh doanh cần gửi dữ liệu hóa đơn giấy đến Cơ quan Thuế cùng với tờ khai thuế GTGT.

Nếu doanh nghiệp của bạn còn những thắc mắc khác liên quan đến việc chuyển đổi, cần báo giá hóa đơn điện tử hay cần biện pháp xử lý trong trường hợp sai sót cụ thể. Hãy liên hệ với The Smile ngay hôm nay để nhận hỗ trợ từ chuyên gia!

Đăng ký tư vấn dịch vụ

Kiểm duyệt nội dung

Nguyễn Thị Huyền Trinh
Nguyễn Thị Huyền Trinh

Chị Nguyễn Thị Huyền Trinh hiện đang đảm nhận vai trò quan trọng là Phó Trưởng phòng kế toán tại Công ty The Smile. Với hơn 9 năm kinh nghiệm tích luỹ trong lĩnh vực kế toán và thuế, chị Trinh đã chứng minh mình là một trong những cố vấn tài chính chủ chốt của The Smile.

Linked-in
Bài viết này hữu ích cho bạn chứ? Hãy để lại đánh giá bạn nhé.
0
0 đánh giá
  • Chọn đánh giá